Có bao giờ bạn nghe qua cụm từ tủ điện MSB, đây là cái tên khá mới lạ đối với nhiều người thế nhưng nếu muốn tìm hiểu qua thiết bị này thì đừng bỏ lỡ qua bài viết của Blogthietbidien.com nhé!
Tìm hiểu về tủ điện MSB

Tủ điện MSB là viết tắt của từ Main Distribution Switchboard hay còn có tên gọi khác là tủ điện tổng. Chức năng chính của thiết bị này là đóng cắt và bảo vệ hệ thống điện phụ tải hoạt động an toàn.
Dòng điện định mức của tủ MSB khoảng 600A đến 6300A. Tủ được thiết kế bởi nhiều ngăn có thể kéo ra, vào để hoạt động dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo được an toàn.
Để lựa chọn được tủ điện MSB phù hợp, bận cần lưu ý:
- Lựa chọn tủ MSA trùng khớp với bản vẽ và sơ đồ thiết kế;
- Phụ thuộc và giá cả và khả năng chi trả của khách hàng;
- Thời điểm khuyến mại hay chế độ bảo hành, hỗ trợ khách hàng sau khi lắp.
Kết cấu của tủ MSB
Tủ MSA có chứa nhiều ngăn, mỗi ngăn bao gồm những chức năng riêng như: ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS, ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tự bù, giám sát từ xa nhờ GPRS,…
Tiêu chuẩn thiết kế và lắp ráp tủ MSB là IEC60439-1 và thường có dòng điện áp đạt 6300A
Phụ kiện của tủ MSB bao gồm: vỏ tủ điện được sản xuất từ chất liệu tôn tấm chất lượng, bộ phận khung tủ được làm từ thép chống gỉ và được bảo vệ bởi một lớp sơn tĩnh điện.
Một số bộ phần khác cũng được lắp ghép từ những vật liệu phổ biến và chất lượng tạo nên sự tiện lợi cho việc lắp đặt và sửa chữa. Bên cạnh đó, các thiết bị bên trong sẽ được bố trí theo yêu cầu của khách hàng.
Thông số kỹ thuật của tủ điện MSB
Để hiểu rõ về tủ điện MSB bạn cần nắm rõ các thông số kỹ thuật như sau:
- Điện áp định mức: 220 – 230 hoặc 380 – 415 VAC
- Tần số định mức: 50/60 VAC
- Dòng cắt: 6kA đến 50kA
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: IEC 60439-1 và IEC 60529
- Độ tăng nhiệt độ: 50
- Giới hạn dòng điện tối đa: 6300A
- Bề mặt vỏ tủ: Mạ sơn tĩnh điện hoặc kẽm RAL 7032 hay RAL 7033 và các nhiều màu khác tùy theo nhu cầu của khách hàng.
- Kết cấu của tủ MSB bao gồm:
- Vỏ tủ: Thường có độ dày từ 1mm – 2mm, sử dụng vật liệu từ thép tấm và mạ sơn tĩnh điện.
- Cánh tủ: Tùy theo yêu cầu của khách mà có thể lắp ráp 1 hoặc 2 cánh tủ.
- Thông thường tủ MSB có kích thước:
- Chiều cao khoảng 600 – 2200 mm
- Chiều rộng 600 – 1200 mm
- Chiều sâu 400 – 1250 mm
- Tủ MSB có chỉ số cấp bảo vệ IP là: IP43 – IP55
Lợi ích của tủ điện MSB
Tủ điện MSB sở hữu những ưu điểm vượt trội như sau:
Đảm bảo an toàn
Quá trình sản xuất theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế. Ngoài ra, vật liệu sử dụng chính hãng được chọn lọc kỹ lưỡng và đạt chất lượng cao.
Lắp đặt nhanh chóng
Tủ điện MSB được thiết kế theo từng khối nên có thể tách rời ra, thiết bị được sắp xếp một cách hợp lý có các đầu nối với nhau nên dễ dàng di chuyển trong thời gian sử dụng
Ở công trường, nhờ khả năng có thể tách từng phần sẽ dễ dàng đấu nối và kết nối mở rộng.
Dễ sử dụng
Trên mỗi tủ MSB đều có hướng dẫn sử dụng và bảng chỉ dẫn rất cụ thể và rõ ràng. Ngoài ra, khi bảo trì hay vệ sinh máy cũng rất nhanh chóng và dễ dàng.
Giá cả hợp lý
Đây là thiết bị có giá cả phải chăng vậy nên rất phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng. Để sở hữu một tủ điện MSB phải trải qua một quy trình sản xuất rất tiên tiến với các máy cắt, máy phay và CNC đời mới nhất. Ngoài ra, khâu kiểm duyệt cũng rất nghiêm ngặt nhằm mang đến một sản phẩm chất lượng cao.
Công dụng tủ điện MSB trong đời sống

Tủ điện MSB được dùng trong các tòa nhà cao tầng như: Trung tâm thương mại, bệnh viện, cao ốc, trường học. Bên cạnh đó, còn được sử dụng tại phòng kỹ thuật trung tâm của các bến cảng, sân bay,…
Tủ điện MSB thường xuất hiện sau các tủ điện hạ thế và được đặt ở phía trước tủ điện phân phối.
XEM THÊM
- Điện áp định mức là gì? Lưu ý về khoảng cách an toàn điện áp
- Cảm biến vị trí là gì? Hướng dẫn cách đo chi tiết
Thông qua bài viết trên, Blogthietbidien.com đã chia sẻ đến với bạn đọc những thông tin cơ bản về tủ điện MSB cũng như những lợi ích tuyệt vời mà thiết bị mang lại. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống!