Tời điện xuất hiện rất nhiều trong sinh hoạt hằng ngày, bởi vì thiết bị này mang nhiều tính năng đặc biệt giúp ích cho các công trình xây dựng và công việc. Để tìm hiểu sâu hơn về thiết bị này hãy theo dõi Blogthietbidien.com để kịp thời ứng dụng vào trong đời sống nhé!
Thế nào là máy tời điện?

Máy tời điện là một thiết bị hoạt động dựa vào điện năng và hệ thống dây cáp hỗ trợ nâng, hạ hoặc di chuyển hàng hóa, vật dụng nặng theo phương ngang.
Ở một số nơi, thiết bị này còn có cái tên thông dùng khác là máy tời xây dựng hay máy tời hàng. Địa điểm thường hay xuất hiện loại máy này là tại các công trình và các cảng biển,… bạn sẽ dễ dàng bắt gặp máy tời điện lên đến hàng chục tấn.
Sự góp mặt của thiết bị này giúp di chuyển vật dụng, hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm được công sức cũng như thời gian cho con người.
Đặc tính của tời điện
Trên thị trường có đa dạng các loại máy tời mang những đặc điểm như:
Tính linh hoạt
Máy tời điện được đánh giá bởi sự linh hoạt cao vì đa dạng về mẫu mã và cách vận hành như: Tời kéo, tời điện mini, tời điện đa năng có thể sử dụng trong dòng điện 1 pha hoặc 3 pha tùy theo môi trường làm việc.
Nhiều chủng loại
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy tời có kiểu dáng và trọng tải khác nhau. Tời điện nhỏ đạt trọng tải từ 50kg – 1 tấn, tời điện lớn có thể đạt đến hàng chục tấn nhằm phục vụ cho nhiều mục đích trong lĩnh vực trong đời sống.
Hiệu quả làm việc cao hơn tời tay
Nhờ vào động cơ điện mà khả năng hoàn thành công việc nhanh và ổn định hơn loại tời quay tay. Theo thống kê cho thấy tốc độ nâng hạ có thể đạt đến mức 32m/phút, người sử dụng có thể tiết kiệm được sức lực, rút ngắn thời gian cũng như đảm bảo an toàn cao trong lao động.
Thời gian làm việc thấp hơn pa lăng điện
Đa số các pa lăng điện đều có khả năng làm việc liên tục cả ngày thế nhưng, máy tời điện thì khiêm tốn hơn với thời gian là dưới 4h/ ngày hoặc 8h/ ngày. Tuy nhiên, đối với máy tời kéo mặt đất thì có thể làm việc 24/24h.
Một số loại tời điện

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy tời điện khác nhau và được phân loại theo các tiêu chí như: sức nâng, điện áp, cách lắp đặt… Dưới đây, Blogthietbidien.com chia sẻ thêm thông tin về đặc tính để bạn có thể dễ dàng lựa chọn:
Phân theo nguồn điện áp
Dựa vào nguồn điện đang sử dụng, bạn hãy tham khảo các loại tời điện sau:
- Máy tời điện 1 pha: Sử dụng loại điện áp 1 pha là 220v;
- Máy tời điện 3 pha: Sử dụng loại điện áp 3 pha là 380v;
- Máy tời điện ắc quy: Sử dụng nguồn điện do ắc quy cung cấp chia làm 2 loại máy 12v và 24v.
Phân theo cách lắp đặt
Dựa vào cách lắp đặt thì bao gồm 3 máy tời điện chính:
- Máy tời điện đa năng được lắp đặt trên mặt đất hoặc treo trên khung dầm để hoạt động;
- Máy tời điện treo hay còn gọi là tời điện mini bởi vì có kích thước nhỏ gọn, dễ lắp đặt và di chuyển;
- Máy tời điện kéo hay được gọi là tời điện mặt đất. Thiết bị này sẽ được lắp đặt trên mặt đất hay bệ đỡ để dễ dàng kéo/nâng/hạ hàng hóa, kéo các phương tiện di chuyển như: ô tô, tàu,….
Phân theo sức nâng
Dựa nào khả năng nâng, hạ và di chuyển hàng hóa mà có thể chia ra làm các loại máy tời điện như sau:
- Loại tời điện có tải trọng nhỏ: Đây là loại máy có hình dạng nhỏ nhất và có công suất nâng, hạ dưới 500kg, bao gồm: Tời điện 100kg, 200kg, 250kg, 300kg cho đến 450kg.
- Loại tời điện có tải trọng trung bình: Đây là loại máy có sức nâng lên đến 1 tấn. Chẳng hạn như: Tời điện 500kg, 600kg, 750kg, 800kg, 1000kg,…
- Loại tời điện có tải trọng lớn: Đây là loại máy có sức nâng từ 1 tấn trở lên và có thể đạt đến 30 tấn, ví dụ như các loại máy: 1200kg, 1500kg, 1600kg, 2000kg, 2500, 3200kg, 5000kg,…
Phân theo tốc độ nâng hạ
Nếu phân chia theo tốc độ nâng hạ thì bao gồm các loại máy thông thường như:
- Máy có tốc độ siêu nhanh
- Máy tời có tốc độ nhanh
- Máy tời có tốc độ trung bình
- Máy tời có tốc độ chậm
Kết cấu và cơ chế hoạt động của máy tời điện
Để hiểu kỹ hơn về loại máy này mời bạn xem qua cấu tạo cũng như cách thức hoạt động như sau:
Kết cấu:
Máy tời điện có rất nhiều loại vì vậy cũng sẽ có những kết cấu chi tiết khác nhau, về cơ bản thì sẽ có những bộ phận chính như:
- Hộp giảm tốc: Dùng để giảm tốc và tăng tải cho động cơ;
- Động cơ điện (mô tơ tời): Là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ truyền lực;
- Móc cẩu: Nhiệm vụ là treo vật, hàng hóa để nâng, hạ và di chuyển;
- Dây cáp kéo: Dựa vào sức căng có thể nâng, hạ, kéo vật thể, hàng hóa;
- Điều khiển: Tùy chỉnh độ nâng, hạ,… của máy tời điện theo mong muốn của người sử dụng;
- Tang cuốn cáp: Thay đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến nhằm di chuyển, nâng, hạ vật thể sang nhiều vị trí khác nhau;
- Phanh hãm: Dùng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Cơ chế hoạt động của máy tời điện
Máy tời điện được vận hành một cách khá đơn giản như sau:
Sau khi cung cấp cho máy tời một nguồn điện thích hợp thì mô tơ tời sẽ truyền động lực cho hộp giảm tốc. Sau đó, hộp giảm tốc sẽ giảm tốc độ quay của vòng và truyền lực đến tang cuốn.
Tiếp theo, tang cuốn quay tròn và thực hiện cuốn hoặc nhả dây cáp. Cuối Cùng, treo vật thể, hàng hóa vào móc cẩu sau đó nâng lên hay hạ xuống tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng.
Lợi ích khi sử dụng máy tời điện

Để hiểu được lý do tại sao máy tời điện lại được ưa chuộng đến vậy, mời bạn tìm hiểu chi tiết lợi ích của máy này trong phần dưới đây:
- Tăng năng suất lao động lên tối đa;
- Rút ngắn thời gian nâng hạ vật thể, hàng hóa;
- Máy tời điện có thể nâng, hạ vật nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tải trọng nâng có thể thể từ 50kg – 30 tấn;
- ứng dụng trong nhiều môi trường làm việc đặc biệt là một số trường hợp khẩn cấp như xe bị kẹt không thể di chuyển;
- Không những tiết kiệm được thời gian mà còn hạn chế việc sử dụng nhân công, từ đó tiết kiệm được chi phí;
- An toàn trong lao động được nâng cao.
Máy tời điện được vận hành trong cuộc sống, công việc
Với những lợi ích tuyệt vời được cung cấp như trên thì máy tời điện rất được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bởi vì tiết kiệm sức lao động, thời gian, nhân công và hạn chế được tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra.
- Sử dụng trong vận tải công nghiệp: Được sử dụng trong các xưởng, nhà máy, bến cảng,…. Với nhiệm vụ nâng, hạ hay bốc xếp hàng hóa có trọng lượng lớn;
- Sử dụng trong xây dựng: Thường bắt gặp trong các công trình như tòa nhà, siêu thị, trung tâm thương mại nhằm di chuyển các vật thể như: xi măng, gạch, sắt, kính,…
- Sử dụng tại phim trường: Kết hợp máy tời điện cùng với các loại máy khác để di chuyển một số thiết bị như: Máy quay phim, máy chiếu sáng,…
- Sử dụng tời điện trong cứu hộ: Được dùng để giúp đỡ các phương tiện giao thông bị mắc kẹt khỏi các hố, bùn lầy hay các đoạn đường xấu;
- Sử dụng trong sinh hoạt: Thường được dùng để vận chuyển các vật nặng như: Cây cối, chậu cây, đồ nội thất lên trên tầng lầu hay sân thường.
Dùng máy tời điện thế nào mới đúng cách?
Để sử dụng tời điện vừa đúng cách vừa an toàn thì bạn phải biết được 5 điều sau đây:
- Sử dụng điện áp phù hợp với máy
- Tuyệt đối không đứng dưới tời điện lúc đang nâng, hạ
- Nguồn điện và cáp điện phải cung cấp đủ công suất của máy
- Nâng hạ vật thể, hàng hóa đúng trọng tải của máy
- Trước khi sử dụng hãy tra dầu mỡ cho máy tời nếu nhà sản xuất có yêu cầu.
Sau khi hoạt động, để máy được dùng lâu dài hoặc hạn chế chi phí sửa chữa, người dùng cần chú ý một số điều sau:
- Vệ sinh máy thường xuyên: Dùng khăn ẩm để lau lên thân máy hạn chế vết bẩn của dầu mỡ và bụi.
- Bảo quản đúng cách: Đối với các loại máy nhỏ, dễ di chuyển thì nên cất ở nơi khô ráo. Bên cạnh đó, với loại máy có trọng lượng lớn thì có những biện pháp bảo vệ như: Che, đậy, phủ bạt để tránh nắng.
- Kiểm tra dây cáp: Nhằm biết được chất lượng của dây cáp nếu phát hiện hư hỏng thì phải thay mới.
- Tra dầu mỡ theo định kỳ 6 tháng/lần
Những điều cần chú ý khi sử dụng tời điện
Để tìm được một tời điện phù hợp với công việc thì bạn cần xem xét một một số điều sau:
- Thời gian làm việc trong ngày: Khi vận hành tời điện cần lưu ý đến hướng dẫn sử dụng về thời gian quy định. Tùy thuộc vào từng loại máy khác nhau mà có thể làm việc một ngày từ 4h – 8h. Nếu dùng quá thời gian cho phép sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như dễ hư hỏng;
- Tải trọng thực tế của máy tời: Trên thị trường có nhiều loại máy khác nhau dựa vào tải trọng được thể hiện trên nhãn mác. Ví dụ như: Máy tời 100kg, 500kg, 1000kg,… Người mua cần cân nhắc sự phù hợp giữa máy và tính chất của công việc;
- Tốc độ vận hành: Đây là điểm quan trọng trong thi công. Vì vậy, người mua có thể trao đổi với kỹ sư để chọn được loại máy đảm bảo được tiến độ của công việc;
- Nguồn điện: Đây là yếu tố quyết định giúp động cơ điện được hoạt động một cách trơn tru. Người dùng phải biết được nguồn điện được sử dụng cho máy tời là 1 pha, 3 pha hay loại ắc quy thông thường;
- Hành trình: Chính là độ dài của dây cáp hay gọi cách khác là chiều cao nâng vật. Để chọn được thiết bị phù hợp nhất thì bạn phải xác định chiều cao nâng vật là bao nhiêu.
2 loại máy tời điện thông dụng
Máy tời điện được sản xuất đa dạng nhằm phục vụ theo nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, có hai loại máy tời được sử dụng phổ biến nhất như:
Kenbo
Là một thương hiệu thuộc phân khúc tời điện Trung Quốc được khá nhiều khách hàng ưa chuộng bởi vì giá thành rẻ. Động cơ điện được làm bằng vỏ nhôm, lõi quấn làm hoàn toàn bằng dây đồng và có quạt gió làm mát.
Tời điện Kenbo có rất nhiều loại, trong đó có tời điện đa năng Kenbo KCD 500/1000. Trong đó, trọng tải của máy lên đến 500/1000kg, tốc độ nâng là: 10/5 m/phút, cuối cùng là chiều cao nâng hạ: 20/10 m/phút.
Yamafuji
Trong ngành công nghiệp xây dựng thì đây là thương hiệu không quá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Thiết bị này ghi điểm trong mắt của tiêu dùng nhờ vào tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt và chất lượng bền bỉ, an toàn. Chính những điều này mà giá thành sẽ cao hơn so với tời điện của một số hãng khác.
Cụ thể: Tời điện dùng để kéo xe 12V Yamafuji 3000LBS có trọng tải kéo là: 1.300kg, kích thước cáp: 4.8mm x 15m và lắp: 76mm x 124mm.
XEM THÊM
- PID là gì? Cơ chế hoạt động & Các bộ điều khiển PID phổ biến
- Motor điện 1 pha: Cấu tạo, Nguyên lý & Cách chọn
- Hệ Số Cosphi là gì? Công thức tính & Ý nghĩa của Cosphi
Hy vọng những thông tin mà Blogthietbidien.com được chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về thiết bị tời điện và cách ứng dụng trong công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Chúc bạn tìm được một sản phẩm phù hợp để nâng cao hiệu quả trong công việc.