Tia hồng ngoại là gì? Người ta ứng dụng tia hồng ngoại vào những công việc nào? Hãy cùng theo chân http://blogthietbidien.com/ khám phá chi tiết cụ thể thông tin, kiến thức liên quan đến tia hồng ngoại thông qua bài viết sau.
Là một trong những phát hiện to lớn, đánh dấu bước ngoặt phát triển của nhân loại, tia hồng ngoại mang đến những ứng dụng vô cùng hữu ích cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ tia hồng ngoại là gì, thì nội dung được Blog Thiết Bị Điện chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc đó, cùng tham khảo nhé.
Tia hồng ngoại là gì?

Tia hồng ngoại là một bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng nhìn thấy (các loại ánh sáng có màu sắc) nhưng lại ngắn hơn tia bức xạ vi ba.
Trên thực tế thì mắt người có thể nhìn thấy được 7 màu của ánh sáng (từ tím đến đỏ), trong đó ánh sáng đỏ có bước sóng lớn nhất và tím là nhỏ nhất. Do vậy mà tia hồng ngoại có bước sóng trong khoảng từ 700 nm – 1nm.
Ngoài ra, loại tia này cũng chia thành 3 loại theo chiều của bước sóng: tia hồng ngoại gần, tia hồng ngoại xa và tia hồng ngoại giữa. Năng lượng bức xạ của tia hồng ngoại sẽ giảm dần từ gần đến xa nhất.
Lịch sử phát hiện tia hồng ngoại
Tia hồng ngoại được phát hiện đầu tiên vào năm 1800 bởi một nhà thiên văn học người Anh – Sir William Herschel. Theo như nhận định của ông thì ánh sáng mặt trời có thể tách ra nhiều phần riêng biệt bằng cách khúc xạ ánh sáng qua lăng kính thủy tinh. Tiếp đó, ông tiến hành đo nhiệt độ của các màu sắc trong ánh sáng và kết quả là nhiệt độ tăng dần từ tím đến màu đỏ.
Bên cạnh đó, ông đã đo đạc các tia từ vùng ngoài tia sáng màu đỏ và nhận thấy mức nhiệt của tia này cao nhất, từ đó tia hồng ngoại đã được ông phát hiện ra.
Nguồn phát ra tia hồng ngoại

Nhiệt độ và bức xạ điện là nguồn chính để phát ra tia hồng ngoại, do vậy mà bất kể vật nào có nhiệt độ lớn hơn 0 độ K đều có thể phát xạ năng lượng hồng ngoại. Với các vật có nhiệt độ lạnh như đá cũng có thể phát ra loại tia này, các vật khác tuy không đủ nóng để phát ra ánh sáng nhưng hầu như chứa năng lượng của tia hồng ngoại.
Thí nghiệm: than nóng tuy không thể phát ra ánh sáng nhưng có thể phát ra tia hồng ngoại. Các vật thể có nhiệt độ càng ấm thì lượng tia hồng ngoại càng cao. Bên cạnh đó, cơ thể người khi ở nhiệt độ bình thường cũng có phát ra tia này, lượng tia mạnh nhất là ở bước sóng 10 micromet.
Ngoài ra, bạn có thể dùng đèn điện dây tóc nhiệt độ thấp hoặc diode phát quang hồng ngoại để tạo ra ra tia hồng ngoại định hướng dùng trong kỹ thuật.
Tia hồng ngoại có mấy loại?
Như đã được đề cập thì tia hồng ngoại có 3 vùng chính: tia hồng ngoại gần, tia hồng ngoại giữa và tia hồng ngoại xa. Để hiểu rõ hơn về 3 loại tia này, bạn có thể tham khảo ngay đây.
Tia hồng ngoại gần
Một số các tính chất của vùng tia hồng ngoại gần bạn cần quan tâm đó là:
- Ký hiệu: NIR được chia thành 2 loại là IR – A và IR- B;
- Bước sóng IR – A: từ 0.78 – 14 nm, phần sóng ngắn, ranh giới 780 nm, xác định theo thị giác của ánh sáng mặt trời, phim ảnh chụp có thể hấp thụ được dải tia này với hồng ngoại từ 0.7 – 1 µm.
- Bước sóng IR – B: từ 1.4 – 3 nm, phần sóng dài, ranh giới là vùng hấp thụ mạnh của nước là 1.45 µm.
- Nhiệt độ: lớn hơn 3700 độ K.
Tia hồng ngoại giữa
Tính chất của tia hồng ngoại giữa bao gồm
- Ký hiệu: IR – C;
- Bước sóng: 3 – 50 nm, phạm vi bức xạ nhiệt độ ở trên bề mặt;
- Nhiệt độ: 1000 – 60 độ K.
Tia hồng ngoại xa
Các tính chất nổi bật của tia hồng ngoại giữa là:
- Ký hiệu: IR – C;
- Bước sóng: 50 – 1000 nm, khí quyển hấp thụ mạnh, ranh giới đối với vùng vi sóng là các bức xạ vũ trụ 3 độ K có thể được nhìn thấy;
- Nhiệt độ: dưới 3 độ K.
Tính chất của tia hồng ngoại
Tia hồng ngoại bao gồm các tính chất nổi bật như sau:
- Là sóng điện từ, tuân theo các quy định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ và các hiện tượng nhiễu xạ hay giao thoa ánh sáng;
- Có tác dụng về nhiệt (nên còn được gọi là tia nhiệt);
- Không thể được nhìn thấy bằng mắt thường;
- Có thể tác dụng lên một kính ảnh đặt biệt;
- Có khả năng biến điện như sóng điện từ cao tần.
Tác dụng của tia hồng ngoại
Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0 độ K đều có thể phát ra tia hồng ngoại, ví dụ điển hình có thể kể đến như đèn led, remote tivi, màn hình máy tính,….Bên cạnh đó, khoa học chứng minh rằng tia hồng ngoại có bước sóng từ 4 – 14 micromet rất quan trọng đối với sự sống và sự sinh trưởng của toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất.
Khi vùng da của người tiếp xúc với tia hồng ngoại xa sẽ tỏa ra lượng nhiệt làm ấm đến các khu vực xung quanh, với lượng nhiệt này giúp cho cơ thể chúng ta thúc đẩy quá trình sinh sản các loại vật chất ở dạng tu bổ protein làm cho hệ miễn dịch tốt hơn rất nhiều. Có thể thấy, tia hồng ngoại vừa an toàn với cơ thể người vừa rất tốt cho sức khỏe.
Ứng dụng của tia hồng ngoại

Từ khi được phát hiện và sử dụng cho đến nay, tia hồng ngoại mang đến nhiều ứng dụng hữu ích cho đời sống, cụ thể như:
- Dùng để đo nhiệt độ của vật từ xa, sử dụng phổ biến trong quân sự nhằm mục đích phát hiện kẻ địch vào ban đêm;
- Dùng để phát ra nhiệt lượng vừa đủ cho các phòng tắm xông hơi;
- Dùng để làm tan tuyết trên máy bay trước khi cất cánh;
- Sử dụng cho một số loại vũ khí như tên lửa hiện đại có lắp ống hồng ngoại cho phép khóa và xác định mục tiêu dễ dàng;
- Ứng dụng cho lĩnh vực điện tử như cảm biến hồng ngoại, điều khiển từ xa, phụ kiện điện tử, truyền thông,…;
- Nghiên cứu thiên văn;
- Ứng dụng trong các thiết bị có thể kiểm tra độ bảo mật như dữ liệu hộ chiếu, chứng chỉ ngân hàng.
Tác hại của tia hồng ngoại

Mặc dù có nhiều ưu điểm cùng ứng dụng hữu ích như vậy nhưng tia hồng ngoại cũng có thể mang đến tác hại nếu bạn không lưu ý những vấn đề sau:
- Gây hại cho da khi tiếp xúc với tia hồng ngoại ở một mức độ lớn nhất định, gây ra các tình trạng tổn thương đến các mô;
- Làm tổn thương mắt: nếu tiếp xúc với tia hồng ngoại trong một thời gian đủ dài có thể gây ra các tổn thương về mắt, nghiêm trọng nhất có thể ảnh hưởng và làm hỏng thủy tinh thể, giác mạc của mắt;
- Tạo ra hiệu ứng nhà kính cho Trái Đất, làm môi trường sống của các sinh vật bị ảnh hưởng.
Như vậy, vừa rồi blogthietbidien.com vừa chia sẻ đến cho bạn những sự thật thú vị liên quan đến tia hồng ngoại cũng như giải đáp thắc mắc tia hồng ngoại là gì của bạn. Nếu cảm thấy bài viết chúng tôi cung cấp hữu ích, hãy lan tỏa đến với nhiều đọc giả khác cùng biết đến bạn nhé.