Công nghệ siêu phân luồng là gì? Cơ cấu hoạt động của công nghệ này ra sao? Siêu phân luồng có những ưu điểm và hạn chế nào? Hãy cùng Blog Thiết Bị Điện tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây.
Đối với những người có tần suất sử dụng máy tính thường xuyên và đòi hỏi về tốc độ xử lý của CPU phải tốt thì mới đảm bảo được năng suất cũng như tính hiệu quả của công việc. Do vậy mà công nghệ siêu phân luồng – Hyper Threading ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu đó.
Để có thể biết được siêu phân luồng là gì và cách thức hoạt động của loại công nghệ này như thế nào thì ngay trong nội dung được Blog Thiết Bị Điện chia sẻ sau đây sẽ giải đáp chi tiết cụ thể đến cho bạn.
Siêu phân luồng là gì?
Siêu phân luồng (Hyper Threading) là một công nghệ được tích hợp trong CPU với chức năng chính là phân chia các tác vụ khác nhau và cho chạy trên nhiều luồng, giúp cho máy thực hiện được nhiều công việc song song với nhau.

Thời buổi công nghệ hiện nay, việc sử dụng máy tính cho số lượng nhiều công việc cùng lúc ngày càng được nâng cao về hiệu suất nhằm hỗ trợ tối đa năng suất của người sử dụng. Do đó mà siêu phân luồng ra đời là giải pháp vô cùng tối ưu cho những người thường xuyên làm việc trên máy tính.
Cơ cấu hoạt động của công nghệ siêu phân luồng
Đối với công nghệ siêu phân luồng, ta có 2 cơ chế hoạt động chính: CPU tích hợp siêu phân luồng và CPU không thích hợp siêu phân luồng. Cụ thể là.
CPU tích hợp Hyper Threading

Khi phần cứng CPU có 2 luồng xử lý các tác vụ sẽ được chia thành 2 luồng xử lý song song, làm giảm thiểu thời gian chờ đợi của người dùng. Trường hợp CPU có 4 nhân vật lý đồng thời trạng bị thêm Hyper Threading thì có thể mở được 8 luồng xử lý song song, mang đến tốc độ xử lý các tác vụ nặng nhanh chóng và chuẩn xác hơn.
Ngoài ra, bạn có thể nhận biết được CPU có được trang bị Hyper Threading hay không bằng cách so sánh số nhân vật lý và số luồng được nhà sản xuất nêu ra.
CPU không thích hợp Hyper Threading

Cho dù bạn có sử dụng đa nhiệm trên máy tính hay không thì CPU không được trang bị Hyper Threading vẫn sẽ xử lý tốt nhưng theo một thứ tự nhất định, cụ thể là tác vụ nào đến trước sẽ xử lý trước, các tác vụ khác sẽ phải xếp hàng để chờ được giải quyết.
Ưu nhược điểm của công nghệ siêu phân luồng

Mặc dù có ý nghĩa to lớn là vậy nhưng công nghệ siêu phân luồng cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng biệt.
Ưu điểm
Về phần ưu điểm thì công nghệ siêu phân luồng nổi bật ở chỗ tiết kiệm được thời gian xử lý các tác vụ nặng chiếm nhiều tài nguyên của hệ thống, từ đó mà công việc cũng như trải nghiệm của bạn sẽ được cải thiện hơn rất nhiều, đảm bảo được độ chính xác tuyệt đối.
Bên cạnh đó, Hyper Threading còn giúp tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ, từ đây nhiệt độ của CPU sinh ra cũng sẽ thấp hơn, giúp cho máy luôn trong trạng thái ổn định, bạn sẽ không cần lo đến việc máy quá tải làm hư máy.
Nhược điểm
Chính những lợi ích tuyệt vời nêu trên mà giá của CPU được trang bị công nghệ siêu phân luồng có giá thành tương đối cao, đây cũng là hạn chế, trở ngại đối với những người muốn sử dụng Hyper Threading.
Ngoài ra, cơ chế hoạt động của CPU Hyper Threading khá phức tạp, gây nhiều khó khăn trong việc kích hoạt và sử dụng loại công nghệ này. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi tiếp cận công nghệ siêu phân luồng – Hyper Threading nhé.
Như vậy, vừa rồi blogthietbidien.com vừa chia sẻ tất tần tật thông tin liên quan đến Hyper Threading cũng như giúp bạn hiểu được siêu phân luồng là gì và các ưu nhược điểm của công nghệ này. Hãy lan tỏa bài viết đến với nhiều đọc giả khác nếu nội dung được chúng tôi cung cấp thật sự bổ ích và hữu dụng nhé.