Trong bài viết bên dưới, Blogthietbidien.com sẽ giải đáp cho bạn một câu hỏi rất bổ ích và được nhiều người quan tâm hiện nay “Rs485 là gì?”. Ngoài ra, chúng tôi sẽ giới thiệu một số thông tin liên quan như nguyên lý và ưu nhược điểm của chi tiết này.
Bạn đã bao giờ nghe qua “RS485” chưa? Nếu chưa thì tiếp theo đây, Blogthietbidien.com sẽ giúp bạn tìm hiểu “Rs485 là gì?” trong phần nội dung dưới đây. Hy vọng những điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn về chi tiết thú vị này.
RS485 là gì?

Không để bạn phải chờ lâu, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay Rs485 là gì? RS485 có tên gọi đầy đủ là chuẩn giao tiếp RS485 hay cáp RS485. Đây là phương thức giao tiếp giúp kết nối giữa các thiết bị khác với máy tính.
Không chỉ dừng lại ở giao diện đơn giản, RS485 còn có thể tạo ra các mạng đơn giản cho nhiều thiết bị khác nhau. RS485 có thể kết nối tối đa lên đến 32 thiết bị với một cặp dây đơn và một hệ thống dây nối đất ở khoảng cách 1200m.
Cấu tạo của RS485 là gì?
Với cấu tạo tương đối đơn giản, bao gồm nhiều sợi dây được xoắn với nhau theo từng cặp. Tuy nhiên, điều này lại sinh ra một nhược điểm khá nghiêm trọng cho RS485, cụ thể là nếu xảy ra tình trạng nhiễu ở 1 cặp dây bất kỳ thì lập tức các cặp khác cũng gặp tình trạng tương tự. Việc này sẽ tạo ra sự chênh lệch không đáng kể giữa 2 sợi dây, bộ phận thu của RS485 vẫn nhận được tín hiệu nhờ bộ thu đã loại hiện tượng nhiễu.
Nguyên lý hoạt động của RS485

Vậy nguyên lý hoạt động của RS485 là gì mà làm được những điều trên? Việc này tương đối đơn giản, dữ liệu sẽ được truyền qua cả 2 dây khi đã được xoắn lại theo cặp (cáp xoắn). Đặc biệt, khi dây được xoắn lại sẽ mang đến khả năng chống nhiễu tuyệt vời cho RS485 và giúp việc truyền tải tín hiệu đường dài tốt hơn rất nhiều.
Cấu tạo cáp RS485
Tùy vào sơ đồ chân 2 dây hay 4 dây mà sẽ có những khác biệt nhất định.
Sơ đồ chân RS485 2 dây

Đối với kiểu 2 dây này, dữ liệu sẽ được truyền đi theo một hướng tại một thời điểm. Tín hiệu TX và RX sẽ sử dụng chung một cặp dây duy nhất và giúp người sử dụng tiết kiệm chi phí hơn.
Hệ thống phát và hệ thống thu sẽ được kết nối với nhau tại mỗi nút của cặp xoắn. Đối với cấu hình 2 dây này sẽ làm giới hạn các nút tại cặp xoắn nên phải lưu ý đến độ trễ quay vòng.
Sơ đồ chân RS485 4 dây

Đối với loại 4 dây sẽ có những khác biệt nhất định. Lúc này, dữ liệu sẽ được truyền đi và đến đồng thời từ các nút. Khi đó, 2 dây sẽ có nhiệm vụ truyền 2 và 2 dây sẽ đảm nhận việc nhận.
Đối với hệ thống này, cổng chính và máy phát được kết nối với hệ thống nhận dữ liệu trên các cặp xoắn. Tuy nhiên, các kết nối này sẽ bị giới hạn tại các nút không nhận được tín hiệu từ nhau.
Ưu điểm nhược điểm của RS485 là gì?

RS485 cũng có một số ưu và nhược điểm nhất định mà bạn nên nắm để có thể ứng dụng tốt hơn.
Ưu điểm
- Sản phẩm tân tiến nhất hiện nay, khắc phục được các nhược điểm của RS232;
- Là chuẩn giao tiếp duy nhất cho khả năng kết nối nhiều máy phát và thu cùng một lúc trên cùng hệ thống mạng;
- Với máy thu có điện trở vào lên đến 12kΩ, RS485 vẫn kết nối được đến 32 thiết bị. Đối với các đầu vào khác, RS485 có thể kết nối tới 256 thiết bị;
- Nếu khoảng cách kết nối xa, có thể lắp bộ lặp để giúp tín hiệu ổn định, tránh nhiễu và gia tăng số lượng thiết bị kết nối;
- Với khả năng lắp được 2 dây truyền tín hiệu, RS485 sẽ giúp tín hiệu truyền đi nhanh hơn, với khoảng cách truyền xa và rộng hơn.
Nhược điểm
- Khi truyền quá nhiều tín hiệu trên cùng một đường truyền, thời gian đáp ứng sẽ chậm hơn;
- Cần phải dùng chung chuẩn RS485 cho các thiết bị;
- Đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức.
Sự khác biệt giữa RS232 và RS485 là gì?

Như Blogthietbidien.com đã trình bày, RS485 là bản tân tiến, hiện đại hơn, khắc phục đầu các yếu điểm của RS232. Tuy nhiên, giữa 2 chuẩn giao tiếp này còn có các điểm khác biệt khác nữa. Cụ thể:
RS485 | RS232 | |
Số lượng trình điều khiển và nút | Điều khiển được 32 thiết bị cùng lúc | Chỉ điều khiển được 1 trình điều khiển và 1 bộ thu |
Khoảng cách giao tiếp | Tối đa đạt mức 1200m | Tối đa chỉ đạt mức 15m |
Tốc độ truyền | 10MBit/s | 20KBit/s |
Tốc độ xoay | Không được xác định để hạn chế sự phản xạ tín hiệu | Giới hạn 30V, từ đó hạn chế tốc độ giao tiếp trên đường truyền |
Ứng dụng của RS485 trong công nghiệp
Một số ứng dụng phổ biến có thể kể đến như:
- Ví dụ thực tế: Theo dõi điều khiển và kiểm tra từ xa lượng nước bơm vào máy bơm mà không cần phải theo dõi bên cạnh;
- Ví dụ HMI: Khi RS485 kết nối với HMI và PLC thì PLC sẽ kết nối được với VFD thông qua RS485;
- Ví dụ PLC: Khi PLC kết nối với RS485, có thể theo dõi mực nước, kiểm soát dòng chảy từ trung tâm hay hay cách thủ công đều được;
- Ví dụ VFD: Kết nối với RS485 sẽ giúp việc kiểm soát tốc độ của máy bơm từ xa dễ dàng.
XEM THÊM
- SSR là gì? Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động của SSR
- Diode là gì? Cấu tạo & Phân loại diode (Đi ốt)
- [HƯỚNG DẪN] Cách nối dây điện CHI TIẾT & ĐƠN GIẢN nhất
Như vậy, Blogthietbidien.com đã giúp bạn trả lời câu hỏi “RS485 là gì?” một cách chi tiết và đầy đủ, hy vọng bạn đã cảm thấy hài lòng về phần nội dung vừa rồi của chúng tôi. Nếu bạn thấy bài viết này hay và ý nghĩa thì hãy chia sẻ nó đến mọi người xung quanh bạn nhé.