Relay là gì? Cấu tạo của relay ra sao? Nguyên lý hoạt động cũng như các loại relay hiện nay trên thị trường là gì? Tất cả sẽ được Blogthietbidien.com trình bày chi tiết trong bài viết bên dưới, mời bạn tham khảo.
Relay hay rơ le là một cụm từ có thể ai cũng đã từng nghe qua. Tuy nhiên, thực sự relay là gì? Cấu tạo của relay như thế nào? Sau đây, Blogthietbidien.com sẽ trình bày tất tần tật những thông tin liên quan đến relay trong phần nội dung bên dưới đây.
Relay là gì?

Relay hay trong tiếng Pháp gọi là rơ le, đây là một công tắc (khóa K) điện từ được vận hành bởi một dòng điện rất nhỏ nhưng có khả năng bật tắt một dòng điện lớn hơn rất nhiều. Bản chất thực sự relay là một nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt có thiết kế module hóa giúp việc lắp đặt được thuận tiện và dễ dàng hơn.
Cấu tạo của relay

Về cơ bản, relay gồm một lõi sắt được quấn quanh bởi một cuộn dây nhôm hoặc đồng. Bộ phận này bao gồm phần động hay phần cứng (Armature) và phần tĩnh – ách từ (Yoke). Phần động sẽ được kết nối với một tiếp điểm động. Cuộn dây có vai trò hút thanh tiếp điểm lại để tạo thành 2 trạng thái NC và NO.
Nhiệm vụ của mạch tiếp điểm (mạch lực) là đóng ngắt thiết bị tải điện với dòng điện nhỏ và được cách ly bởi một cuộn hút.
Nguyên lý hoạt động của relay

Khi có dòng điện chạy qua mạch thứ nhất, nam châm điện sẽ được kích hoạt. Lúc này, nam châm sẽ tạo ra một từ trường thú hút một tiếp điểm. Kế tiếp, mạch thứ hai sẽ được kích hoạt. Khi nguồn được tắt, một lò xo được lắp đặt trước vào tiếp điểm sẽ có vai trò kéo tiếp này này quay về vị trí lúc đầu. Do đó, một lần nữa, mạch thứ hai sẽ được tắt.
Các loại relay trên thị trường hiện nay

Trên thị trường hiện nay sẽ có hai dạng relay chính, bao gồm:
- Module relay đóng ở một mức thấp: Khi cực âm được nối vào chân tín hiệu thì relay sẽ đóng;
- Module relay đóng ở một mức cao: Khi cực dương được nối vào chân tín hiệu thì relay sẽ đóng.
Cách xác định trạng thái của một relay

Sau khi tìm hiểu relay là gì, Blogthietbidien.com sẽ giúp bạn xác định trạng thái của một relay như sau. Việc xác định có thể bao gồm 3 cách:
- Cách 1: Hỏi trực tiếp người bán, người cung cấp relay. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian;
- Cách 2: Cấp nguồn vào chân điều khiển của module relay;
- Cách 3: Tìm hiểu trên Google. Nếu module relay của bạn thuộc dạng NPN thì module đang ở mức cao, PNP là đang ở mức thấp.
Các thông số thường thấy của bộ module relay

Đối với relay, thông thường chúng ta sẽ gặp 2 thông số sau đây:
- Hiệu điện thế kích tối ưu
Việc này sẽ quyết định relay có dùng được hay không. Giả sử bạn cần một relay bật tắt bóng đèn 220v khi trời tối bằng một cảm biến ánh sáng hiệu điện thế 5 – 12v. Khi đó, bạn sẽ cần một relay 5 volt hay 12 volt kích ở mức cao;
- Hiệu điện thế và cường độ dòng điện tối đa
Thông số này thể hiện mức dòng điện và hiệu điện thế tối đa của các thiết bị mà bạn đang muốn điều khiển. Thông thường các con số này sẽ được in trên thiết bị để có thể quan sát dễ dàng hơn.
Một số thông tin cụ thể:
- 10A – 125VAC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của relay là 10A với hiệu điện thế 125VAC;
- 10A – 250VAC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của relay là 10A với hiệu điện thế 250VAC;
- SRD – 05VDC – SL – C: Hiệu điện thế kích tối ưu là 5V;
- 10A – 30VDC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của relay là 10A với hiệu điện thế 30VDC;
- 10A – 28VDC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của relay là 10A với hiệu điện thế 28VDC.
Cách sử dụng relay là gì?
Một relay sẽ có 6 chân bao gồm 3 chân kích và 3 chân kết nối với thiết bị điện cao áp. Cách đấu dây cụ thể như sau:
- Với 3 chân kích
-
-
- + : Vai trò cấp hiệu điện thế tối ưu;
- – : Vai trò nối với cực âm;
- S : Đây là chân tín hiệu. Tùy vào loại module rơ-le mà nó sẽ làm nhiệm vụ kích rơ-le khác nhau.
-
- Với 3 chân kết nối
-
- COM: Nối với 1 chân bất kỳ của đồ dùng điện;
- ON hoặc NO: Nối với chân lửa (nóng) nếu là dòng điện xoay chiều và cực dương của nguồn nếu dòng điện nếu là dòng điện một chiều;
- OFF hoặc NC: Nối với chân lạnh nếu như dùng điện xoay chiều và cực âm của nguồn nếu bạn dùng điện một chiều.
Các nguyên tắc khi vận hành một relay
Ngoài việc nắm được relay là gì, để có thể vận hành trơn tru, hiệu quả, bạn cần phải nắm thêm các nguyên tắc khi vận hành một relay. Cụ thể:
- Cuộn dây sẽ được cung cấp nguồn điện và hình thành một từ trường;
- Từ trường sẽ được biến đổi thành cơ thông qua việc hút phần cứng;
- Tại các tiếp điểm có thể diễn ra việc sang tải sang các thiết bị điện tử khác;
- Tiếp điểm có thể tồn tại ở dạng thường đóng hoặc thường hở.
Ứng dụng của relay là gì?

Với tất cả những đặc điểm trên, relay sẽ được ứng dụng vào một số tình huống cụ thể như:
- Ứng dụng tự động hóa đi kèm với các loại cảm biến như cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, mực nước…;
- Tích hợp vào ngõ ra của các loại màn hình hiển thị, công tắc báo mức, thiết bị chuyển đổi tín hiệu…;
- Từ các tín hiệu có điện áp nhỏ từ các cảm biến để điều khiển và kích hoạt các thiết bị có điện áp cao hơn.
XEM THÊM
- Rs485 là gì? So sánh giữa RS232 và RS485
- SSR là gì? Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động của SSR
- Diode là gì? Cấu tạo & Phân loại diode (Đi ốt)
Qua những thông tin vừa rồi mà Blogthietbidien.com cung cấp đến bạn, hy vọng câu hỏi “Relay là gì?” bạn đã có thể dễ dàng giải đáp. Nếu bạn đánh giá cao bài viết trên của chúng tôi, hãy chia sẻ ngay điều đó đến những người xung quanh để cùng nhau có thêm nhiều kiến thức bổ ích.