Bạn có tò mò mạch điện tử là gì hay không và có bao nhiêu loại mạch điện tử đang có trên thị trường? blogthietbidien.com sẽ giải đáp tất cả thông tin liên quan đến món linh kiện điện tử này cho bạn thông qua bài viết sau đây.
Ngay nay, mạch điện tử trở thành một phần không thể thiếu trong các thiết bị điện tử, vì vậy có thể thấy tầm quan trọng có món linh kiện này lớn đến nhường nào. Vậy mạch điện tử là gì? Có các loại mạch điện tử nào?Hãy cùng Blog Thiết Bị Điện tìm hiểu chi tiết ngay nội dung sau.
Mạch điện tử là gì?

Mạch điện tử là các tập hợp linh kiện điện tử riêng lẻ như điện trở, bóng bán dẫn, tụ điện, cuộn cảm, diode, vi mạch,… được nối tiếp với nhau bằng dây dẫn để dẫn điện. Liên kết này giúp mạch có thể thực hiện các thao tác từ đơn giản đến phức tạp, ví dụ như khuếch đại tín hiệu, tính toán hay dữ liệu có thể chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Hiện nay, người ta đã tạo ra các liên kết bằng kỹ thuật in quang học trên bề mặt lớp mỏng (bảng mạch in hoặc PCB) và hàn các thành phần vào mối liên kết để chế tạo ra bộ mạch điện tử hoàn chỉnh, thay thế quá trình chế tạo rườm rà nêu trên.
Các loại mạch điện tử
Trên thị trường hiện nay thì có nhiều loại mạch điện tử khác nhau, có thể được phân chia dựa trên chức năng mà mạch có thể thực hiện được. Cụ thể như sau:
Mạch khuếch đại

Mạch khuếch đại có thể là một thiết bị hoặc là một linh kiện, sử dụng ở công suất nhỏ ở đầu vào để điều khiển một luồng công suất lớn ở đầu ra. Mạch khuếch đại cũng được chia ra thành 3 loại như sau:
- Mạch khuếch đại về dòng điện: có khả năng thu tín hiệu có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều so với tín hiệu có cường độ yếu được đưa vào ban đầu;
- Mạch khuếch đại về điện áp: khi ta đưa vào một tín hiệu có biên độ nhỏ thì tại đầu ra sẽ thu được một tín hiệu có biên độ lớn hơn gấp nhiều lần;
- Mạch điện tử khuếch đại công suất: khi đưa ra một tín hiệu có công suất yếu thì tín hiệu đầu ra sẽ có công suất mạnh hơn nhiều lần. Đây là loại mạch kết hợp giữa mạch khuếch đại điện áp và dòng điện.
Mạch nguồn

Mạch nguồn hay còn gọi là mạch chỉnh lưu, dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Trong mạch chỉnh lưu có 2 loại:
- Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ;
- Mạch chỉnh lưu toàn chu kỳ.
Mạch tạo xung

Mạch tạo xung sử dụng để mắc phối hợp các linh kiện điện tử nhằm mục đích biến đổi năng lượng dòng điện một chiều thành năng lượng điện có xung và tần số theo yêu cầu.
Mạch tạo sóng hình sin

Mạch tạo sóng hình sin có khả năng phát ra tín hiệu hình sin chuẩn về biên độ lẫn tần số, thường dùng làm nguồn tín hiệu kiểm tra đặc tính của các linh kiện, các mạch khuếch đại và các thiết bị điện tử.
Ngoài ra, dựa theo đặc tuyến về linh kiện và tần số dao động, bạn có thể phân loại các dạng sóng hình sin khác nhau. Board mạch này còn có thể dùng để làm sóng mang, sóng điều chế trong kỹ thuật thu phát vô tuyến.
Công dụng của mạch điện tử
Được ví như cơ sở hạ tầng cho một thiết bị điện tử, theo đó mạch điện tử có thể thực hiện các thao tác phức tạp như khuếch đại tín hiệu, tính toán, truyền tải dữ liệu. Vì thế mà chỉ cần một thông tin được truyền dẫn trên bo mạch điện tử bị kém đi sẽ làm ảnh hưởng cho cả một hệ thống.
Vì sao cần làm sạch mạch điện tử?

Thường thì các cổng giao tiếp, mạch điện trên bo mạch tiếp xúc trực tiếp với không khí nên chứa rất bụi bẩn, dễ gây ẩm mạch và dẫn đến hiện tượng chập mạch, làm hư hỏng hệ thống tản nhiệt, từ đó năng suất hoạt động bị ảnh hưởng đáng kể, nghiệm trọng hơn là làm ăn mòn bo mạch. Do vậy mà bạn cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh mạch điện tử định kỳ bằng dụng cụ chuyên dụng.
Cách vệ sinh mạch điện tử hiệu quả
Để có thể loại bỏ và làm vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên bo mạch điện tử, bạn có thể dùng các hóa chất, bình xịt chuyên dụng và thực hiện theo các cách như sau:
- Bước 1: loại bỏ các nguồn có thể phát ra tia lửa xung quanh trước khi sử dụng do hơi của sản phẩm nặng hơn không khí và có thể lan truyền ra xa;
- Bước 2: cần tắt nguồn máy trước khi vệ sinh;
- Bước 3: tháo các bo mạch rời khỏi bộ phận điện tử
Lưu ý: nên chụp hình lại để khi lắp lại sẽ tiết kiệm được thời gian;
- Bước 4: lắc đều bình xịt và xịt lên bề mặt của bo mạch điện tử với lượng vừa đủ, khoảng cách xịt tốt nhất nên từ 20 – 30cm;
- Bước 5: chờ cho hóa chất bay hơi từ 20 – 30s, để cho khô hoàn toàn rồi mới sử dụng;
- Bước 6: lắp ráp lại như vị trí ban đầu.
Mong rằng qua bài viết vừa được Blogthietbidien.com chia sẻ, chúng tôi hy vọng bạn có thể biết và hiểu được mạch điện tử là gì và những thông tin liên quan đến mạch điện tử. Hãy chia sẻ nội dung này đến với nhiều đọc giả khác nếu bạn cảm thấy bổ ích, hữu dụng nhé.