Vì sao laptop lên màn hình nhưng không chạy? Có cách nào xử lý hiệu quả cho tình trạng này hay không? Hãy cùng Blog Thiết Bị Điện giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau đây.
Tình trạng laptop lên màn hình nhưng không chạy là lỗi hay xảy ra đối với một số dòng máy đã được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên để có thể xác định được nguyên nhân cũng như cách xử lý hiệu quả thì bạn không nên bỏ qua 8 cách khắc phục sắp được Blog Thiết Bị Điện trình bày ngay đây.
Nguyên nhân gây lỗi laptop lên màn hình nhưng không chạy
Đầu tiên, bạn cần phải xác định rõ “gốc rễ” cho tình trạng này thì từ đó mới tìm ra đúng phương án xử lý hiệu quả nhất. Thường thì lỗi laptop lên màn hình nhưng không chạy đến từ những nguyên nhân sau:
- Do laptop hoạt động quá công suất, dẫn đến nguồn nhiệt quá nóng;
- Do nguồn điện không ổn định;
- Màn hình laptop bị hư;
- Pin laptop bị hư;
- Tính năng tự động update của Windows.
- Lỗi mainboard laptop;
- Cao áp màn hình bị hỏng;
- Xung đột phần cứng;
- Lỗi phần mềm;
- Nhiễm virus.
Tùy từng nguyên nhân ma có thể sử áp dụng cho đúng phương pháp xử lý, từ đó mới có thể giải quyết triệt để vấn đề.
Cách khắc phục lỗi laptop lên màn hình nhưng không chạy
Dưới đây là một số cách sửa lỗi cho tình trạng laptop lên màn hình nhưng không chạy mà bạn có thể thử qua nếu cũng đang gặp phải “rắc rối” này. Cụ thể như sau.
Gỡ bỏ tất cả phần mềm đã cài
Thường thì những phần mềm bạn download từ nguồn khác không có uy tín sẽ có thể gây xung đột với máy, dẫn đến lỗi hệ thống, do vậy đây cũng là một nguyên nhân phổ biến cho tình trạng nêu trên. Chính vì thế, nếu phát hiện ra phần mềm có nguy cơ gây lỗi thì bạn nên lập tức truy cập vào safe mode và gỡ bỏ đi.
Tắt tính năng tự động update Windows
Khi máy tính thường xuyên tự động update thì rất dễ gây ra xung đột hệ thống. Do đó, để tránh tình trạng này có thể xảy ra, bạn cần tắt đi tính năng này thông qua các cách như sau:
- Bước 1: trong thanh Taskbar phía dưới màn hình -> nhập vào và hõ “Update” -> tìm mục Check for Update và click vào;
- Bước 2: ngay mục Windows Update -> chọn mục Advanced Options để thiết lập cho Windows Update;
- Bước 3: chú ý đến 3 dòng đầu tiên trong Advanced Options -> gạt nút OFF cho ba dòng đầu tiên là được. Định nghĩa cho 3 dòng này có thể hiểu như sau:
Receive updates for other Microsoft products when you update Windows: Khi cập nhật phiên bản mới cho hệ điều hành thì Windows sẽ cập nhật luôn các phần mềm Microsoft bên trong máy.
Download updates over metered connections (extra changes may apply): hệ thống sẽ tự động tải về bản cập nhật mới nhất kể cả khi máy tính đang kết nối với mạng di động có tính phí.
Restart this device as soon as possible when a restart is required to install an update. windows will display a notice before the restart, and device must be on and plugged in: dòng này nhắc nhở cho người dùng khởi động lại máy sau khi cập nhật xong hệ điều hành.
Tắt các ứng dụng hay khởi động cùng máy tính
Thông thường thì có một số phần mềm sẽ chạy cùng lúc với máy khi được khởi động, đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra xung đột. Do vậy bạn nên tắt bớt những phần mềm này đi khi không sử dụng bằng những cách như sau:
- Bước 1: chọn Start phía dưới màn hình laptop -> chọn tiếp vào mục Settings -> click chọn vào App;
- Bước 2: ấn vào mục Startup -> sau đó chọn OFF những ứng dụng bạn muốn tắt đi tính năng động cùng lúc với Windows.
Xóa tập tin rác
Khi máy laptop chứa quá nhiều tệp tin rác thì sẽ khiến cho dung lượng bị quá tải, nặng máy, từ đó khiến khả năng hoạt động của máy bị chậm đi đáng kể hoặc thậm chí là đứng máy, đơ máy. Do vậy mà bạn cần thường xuyên xóa đi các tệp tin dư thừa này để giúp máy hoạt động nhanh hơn.
Thường xuyên diệt virus
Máy tính bị nhiễm mã độc, virus từ nguồn không rõ nguồn gốc sẽ rất tai hại cho máy tính của bạn. Cho nên, bạn nên cài một số phần mềm diệt virus uy tín như BKAV, Avast Free Antivirus, AVG Anti – virus Free Edition, Bitdefender Antivirus Free Edition, Kaspersky…. và thường xuyên diệt quét virus để đảm bảo an toàn cho máy nhé.
Loại bỏ phần cứng khi được lắp thêm các thiết bị mới
Với trường nâng cấp RAM, thay ổ cứng cũng có thể khiến máy bị lỗi lên màn hình nhưng không chạy bởi việc thay phần cứng cho máy mà không tương thích rất dễ gây ra xung đột. Do vậy, khi muốn thay RAM, lắp thêm ổ cứng, bạn cần lựa chọn loại phù hợp để tránh tình trạng tương tự có thể thay ra.
Bên cạnh đó, khi thay lắp phụ kiện cho ổ cứng, bạn cần kiểm tra xem máy có còn hoạt động bình thường hay không. Trường hợp máy phát sinh ra lỗi thì nên tìm phương pháp thay thế, còn nếu chạy bình thường thì mới xem xét qua lỗi phần mềm.
Tháo lắp lại pin
Cách này áp dụng cho một số laptop có thể tháo rời được pin, việc bạn cần làm là tháo pin ra và lắp lại rồi kiểm tra còn lỗi hay không. Theo đó, bạn có thể ngắt kết nối pin và cáp nguồn trong khoảng 1 vài phút, sau đó bạn hãy lắp lại pin và máy tính rồi kết nối với phần cáp nguồn để bật máy lại.
Ngắt các kết nối thứ 3 với máy
Những kết nối bên thứ 3 cũng có thể khiến laptop của bạn bị lỗi màn hình lên nhưng không chạy. Do vậy bạn có thể ngắt bỏ đi các kết nối này và kiểm tra lại xem còn lỗi hay không.
Hướng dẫn cách khôi phục dữ liệu khi máy tính không khởi động được
Có không ít người lựa chọn việc reset lại máy hoặc cài lại Win để khắc phục lỗi lên màn hình nhưng không chạy. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho toàn bộ dữ liệu trong máy bị xóa sạch hoàn toàn. Do vậy, bạn có thể sử dụng đĩa CD hoặc USB để sao lưu dữ liệu trước tránh bị mất.
Hy vọng với những chia sẻ của blogthietbidien.com bạn sẽ có thể biết được nguyên nhân của lỗi laptop lên màn hình nhưng không chạy cũng như cách khắc phục hiệu quả. Hãy chia sẻ bài viết đến với nhiều đọc giả khác nếu bạn cảm thấy nội dung của chúng tôi bổ ích và hữu dụng nhé.