KWh là gì? Đơn vị đo này biểu thị điều gì? KWh khác gì so với W? Cùng Blog Thiết Bị Điện khám phá chi tiết trong đời viết dưới đây.
Tiền điện hằng tháng mà chúng ta đóng hằng tháng đều dựa trên đơn vị đo điện KWh, tuy vậy mà ít người có thể biết được KWh là gì. Chính vì thế mà nội dung được Blog Thiết Bị Điện chia sẻ sau đây sẽ giúp cho bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về đơn vị đo KWh.
KWh là gì?

KWh (Kilowatt – giờ hay Kilowatt hour) là một đơn vị dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ trong một khoảng thời gian xác định sử dụng trong mỗi giờ của một thiết bị.
Cách tính đơn vị đo KWh
Để tính được KWh, ta có công thức tính như sau:
KWh = Số KW x Số giờ dùng cho thiết bị
Theo đó: 1KW = 1000W
Ví dụ: đèn LED có mức năng lượng tiêu thụ 18W (0.018KW0 và sử dụng liên tục trong 10 giờ. Vậy tổng năng lượng tiêu thụ được tính như sau:
Tổng năng lượng = Số KW x Số giờ = 0.018 x 10 = 0.18 (kWh).
Vì sao cần phải hiểu KWh

Hằng tháng, nhà cung cấp điện sẽ gửi cho bạn hóa đơn tiền điện, để có thể tính được chính xác lượng điện mình tiêu thụ tương ứng với số tiền mình phải trả, bạn cần biết chính xác số KWh sử dụng trong tháng trước đó, từ đó giúp cho bạn tối ưu được chi phí sử dụng điện đồng thời tiết kiệm năng lượng.
KW là KWh khác nhau như thế nào?

Giữa Kilowatt (KW) và Kilowatt hour (KWh) thường bị nhiều người nhầm lẫn, tuy nhiên trên thực tế thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau:
- KW (Kilowatt): đại lượng đo công suất điện của một thiết bị điện;
- KWh (Kilowatt Hour): đại lượng đo năng lượng thiết bị sử dụng trong 1 khoảng thời gian xác định.
Các tính chi phí điện năng trên KWh
Công tơ điện được lắp trong mỗi gia đình để đo năng lượng tiêu thụ điện cho tất cả các thiết bị sử dụng trong một tháng, theo đó, đơn vị cung cấp điện sẽ đối chiếu số chênh lệch giữa 2 tháng để xác định ra số KWh điện đã dùng. Bên cạnh đó, giá điện cho 1 KWh hiện nay ở mức 1864đ/ KWh (chưa tính VAT).
Ví dụ: trong tháng 6, 1 gia đình sử dụng 120 KWh = 120 số điện, nếu xét giá điện ở mức 1.864 đồng/KWh thì tiền điện phải chi trả là 1.864 x 120 = 233.680đ.
Ngoài ra, dựa vào tổng số điện sử dụng bạn cũng có thể tính giá tiền cho mỗi số điện. Ví dụ hóa đơn tiền điện 250.000 cho 100 số điện thì một số điện có giá 250.000/ 100 = 2.500đ/số.
Điện năng sử dụng trong nhà cần bao nhiêu KWh

Mức điện tiêu thụ điện năng trong mỗi hộ gia đình sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
- Số lượng và công suất của các thiết bị điện trong nhà;
- Tuổi thọ của ngôi nhà và hệ thống điện lưới;
- Số lượng thành viên trong gia đình;
- Thời tiết và khí hậu sinh sống đối với từng khu vực;
- Cách làm mát hoặc sưởi ấm của từng gia đình;
- Các tiện ích sử dụng trong gia đình như bể bơi, phòng xông,…
Ghi chú: theo thống kế của EVN thì có tới 68.15% lượng người tiêu thụ dưới 200KWh tương ứng với bậc 3 trong biểu giá lũy tiến. Ở mức tiêu thụ từ 200 – 300KWh có khoảng 15.65%; 300 – 400KWh chiếm 6.6%; trên 700KWh khoảng 7%.
Đơn vị KWh trong hệ thống điện mặt trời

Trong hệ thống điện mặt lượng mặt trời thì KWh sẽ giúp bạn tính toán và lựa chọn hệ thống phù hợp với gia đình của mình, đồng thời tránh được tình trạng cung cấp thừa thiếu nguồn điện sử dụng, hạn chế lãng phí tiền của.
Chuyển đổi KWh sang KWp trong hệ thống điện mặt trời
Đối với hệ thống năng lượng mặt trời người ta sẽ sử dụng đơn vị KWp là công suất đỉnh của hệ thống và dùng để đo lường lượng điện sinh ra. Bên cạnh đó, theo ước tính tại Việt Nam trong 1 ngày thì có từ 4 – 4.5 giờ nắng => trung bình 1 ngày sẽ sinh ra 1KWp từ tấm pin mặt trời.
=> Từ 1KWp x 4.5 x 30 ngày = 135KWh điện.
Mong rằng qua bài viết vừa được blogthietbidien.com chia sẻ, chúng tôi có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến đơn vị đo lượng năng lượng điện cũng như hiểu được KWh là gì. Hãy lan tỏa bài viết đến với nhiều đọc giả khác nếu bạn cảm thấy nội dung chúng tôi cung cấp bổ ích nhé.