Trong bài viết sau đây, Blogthietbidien.com sẽ giúp bạn tìm hiểu về hạt mang điện, nguyên tử và cấu tạo của nguyên tử. Sau đây là thông tin chi tiết của chúng tôi.
Trong cấu trúc của nguyên tử có chứa các hạt mang điện tích. Vậy các hạt đó bao gồm những gì? Sau đây, Blogthietbidien.com sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này thông qua phần nội dung chi tiết và đầy đủ sau đây của chúng tôi. Mời bạn đón xem.
Nguyên tử là gì?

Trước khi tìm hiểu chi tiết về các hạt mang điện, hãy cùng Blogthietbidien.com tìm hiểu nguyên tử là gì.
Nguyên tử là những hạt có kích thước vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Đây là nền tảng, là đơn vị cơ bản của vật chất. Nguyên tử bao gồm hạt nhân ở vị trí trung tâm và các hạt electron bao quanh hạt nhân.
Trong hạt nhân lại có sự kết hợp giữa các hạt proton và hạt nơtron. Các electron sẽ chuyển động xung quanh hạt nhân nhờ sự tương tác lực điện từ. Đồng thời các nguyên tử sẽ kết hợp với nhau để tạo thành các phân tử nhờ hình thành liên kết hóa học với nhau.
Hạt mang điện trong nguyên tử là gì?
Như Blogthietbidien.com đã trình bày phía trên, trong nguyên tử bao gồm 3 loại hạt là proton, notron, electron. Cụ thể:
- Proton (p): Mang điện tích dương, nằm ở phần hạt nhân nguyên tử;
- Notron (n): Không mang điện tích, nằm ở hạt nhân nguyên tử cùng với proton;
- Electron (e): Mang điện tích âm, bao quanh hạt nhân, vai trò hình thành lớp vỏ điện tích.
Khối lượng nguyên tử chủ yếu do phần hạt nhân quyết định mặc dù hạt nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ thể tích nguyên tử. Trong nguyên tử, số electron – số proton (tức p = e). Một số thông tin khác như:
- Kí hiệu khối lượng nguyên tử, phân tử, các loại hạt là u (dvC);
- Nguyên tử khối là con số so sánh khối lượng của nguyên tử so với khối lượng nguyên tử cacbon (dvC);
- Đơn vị đo kích thước nguyên tử là nanomet (nm) hay angstrom (Å);
- Quy đổi đơn vị: 1nm = 10-9 m, 1 Å = 10-10.
Thông tin chi tiết về các hạt trong nguyên tử
Sau khi đã biết được các hạt mang điện trong nguyên tử, sau đây Blogthietbidien.com sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các loại hạt của nguyên tử
Proton

Proton theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “thứ nhất”. Proton mang điện tích dương, khối lượng khoảng 1.67262158 × 10-27 kg (938.278 MeV/c²) và spin+½. Khối lượng của proton xấp xỉ khối lượng của notron và gấp 1836 lần khối lượng electron. Một số thông tin khác như:
- Proton được cấu tạo từ 3 loại hạt nhỏ hơn là 2 quark lên và 1 quark xuống;
- Số hạt proton của nguyên tử chính là số điện tích hạt nhân của nguyên tử;
- Số hạt proton = số hạt electron (trung hòa về điện);
- Proton và nơtron được gọi là nucleon;
- Người ta dựa vào số lượng proton để phân loại các nguyên tử với nhau.
Electron

Loại hạt mang điện thứ 2 là electron, mang điện tích âm, khối lượng sẽ bằng 1/1836 lần proton. Electron chính là yếu tố gây ra các hiện tượng vật lý như điện từ, hóa học, dẫn nhiệt, từ trường, hấp dẫn… Các thông tin khác như:
- Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân;
- Electron được sắp xếp thành từng lớp điện tích;
- Số lượng electron sẽ quyết định nguyên tử/phân tử đó mang điện tích âm hay dương. Cụ thể nếu số lượng e > số lượng p, nguyên tử/phân tử sẽ tích điện âm và ngược lại.
Notron

Là hạt không mang điện tích, nằm trong hạt nhân nguyên tử cùng với proton. Khối lượng notron khoảng 1,67492716(13)×10-27 kg. Số lượng notron giúp xác định được đồng vị của nguyên tố đó.
XEM THÊM
- Điện trường là gì? Tính chất cơ bản của điện trường
- Suất điện động là gì? Ứng dụng phổ biến của suất điện động
- Chất dẫn điện là gì? BẬT MÍ các chất dẫn điện thông dụng
Như vậy, theo như Blogthietbidien.com trình bày, trong nguyên tử tồn tại hai loại hạt mang điện là proton và electron, ngoài ra còn có notron không mang điện. Mỗi hạt sẽ có tính chất, khối lượng khác nhau và đã được chúng tôi trình bày phía trên. Nếu bạn thấy bài viết của chúng tôi giá trị và ý nghĩa thì hãy chia sẻ nó đến mọi người xung quanh nhé.