EMG là gì? Khi nào thì cần đo EMG? Hãy cùng Blog Thiết Bị Điện tìm hiểu chi tiết cụ thể ngay trong bài viết sau đây.
Trong y khoa, phương pháp chẩn đoán EMG đặc biệt hữu hiệu trong một số trường hợp liên quan đến các vấn đề sức khỏe cơ bắp như đau cơ, yếu cơ hoặc chuột rút. Vậy thực chất EMG là gì và kết quả từ việc đo điện cơ EMG có thể chẩn đoán tình trạng bệnh nhân ra sao? Blog Thiết Bị Điện sẽ giải đáp cho bạn trong nội dung sau đây.
EMG là gì?

EMG (Electromyography) hay đo điện cơ là một phương pháp chẩn đoán cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe và các tế bào thần kinh kiểm soát của cơ bắp. Theo đó, các tế bào này được gọi là tế bào thần kinh vận động, phương pháp EMG sẽ truyền dẫn tín hiệu điện khiến cơ co lại và thư giãn.
Trong quá trình chẩn đoán, điện cực (là một hoặc nhiều kim nhỏ) đưa xuyên vào cơ, sau đó dịch các tín hiệu thành dạng biểu đồ hoặc giá trị số nhằm cho các chuyên gia giải thích và đưa ra kết quả chuẩn xác nhất.
EMG đo hoạt động điện của cơ trong thời gian nghỉ ngơi (bởi mô cơ thường không tạo ra tín hiệu khi nghỉ ngơi). Theo đó, khi một điện cực được đưa vào trong cơ thì sau một khoảng thời gian hoạt động ngắn, kết quả sẽ được đưa lên máy hiện sóng.
Bên cạnh đó, khi cho điện cực tiếp xúc với cơ, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân co cơ bằng cách nâng tay lên xuống hoặc một số động tác khiến cho cơ hoạt động. Khi đã được kích thích, thông tin về khả năng đáp ứng của cơ bắp sẽ hiện dưới dạng sóng.
Cần đo điện cơ EMG khi nào?

Đối với bệnh nhân có các biểu hiện thần kinh hoặc rối loạn cơ thì sẽ được yêu cầu đo điện cơ (EMG). Các triệu chứng có thể bao gồm: ngứa ran, tê tay, yếu cơ, co giật, chuột rút. Tuy nhiên, trong một số tình trạng xuất hiện thường không biết rõ nguyên nhân.
Sau khi đã đo EMG, kết quả cho ra sẽ giúp bác sĩ, chuyên gia phát hiện ra các chứng bệnh rối loạn cơ, rối loạn đến sự kết nối giữa dây thần kinh và cơ bắp, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cơ.
Kết quả đo điện cơ EMG phản ánh tình trạng của bệnh nhân như thế nào?

Kết quả đo EMG có thể phản ánh cho bạn một số tình trạng bất thường như sau:
- Rối loạn cơ bắp: viêm cơ, viêm đa cơ, viêm da cơ địa, teo cơ, loạn dưỡng cơ mặt, loạn dưỡng thắt lưng, loạn dưỡng lực cơ hay các bệnh cơ trung tâm, bệnh cơ lập thể;
- Rối loạn thần kinh: bị mắc hội chứng ống cổ tay, bệnh thần kinh trụ (Ulnar) ở khớp khuỷu tay, viêm dây thần kinh phế quản, bệnh thần kinh đái tháo đường, các bệnh thần kinh liên quan đến rượu;
- Rối loạn đám rối: bệnh tăng trương lực thần kinh, bị chấn thương cánh tay;
- Rối loạn chức năng thần kinh cơ: nhược cơ, tăng đông máu, hạ canxi;
- Các bệnh về thần kinh vận động: teo cơ, siêu vi trùng Tây sông Nile, viêm đa cơ, hội chứng Kennedy.
Trước khi đo điện cơ bệnh nhân cần thực hiện những gì?
Bệnh nhân trước khi được đo EMG sẽ được bác sĩ cho lịch hẹn để chuẩn bị một thể trạng tốt nhất trước khi đo. Bên cạnh đó, bệnh nhân trước khi đo cần đảm bảo đã được bác sĩ thông báo về việc sử dụng những toa thuốc bạn đang dùng có được sử dụng tiếp hay không.
Do phương pháp này được tiến hành trực tiếp trên da, vì thế tránh trường hợp trên da xuất hiện các chất làm cản trở việc đo điện cơ, bệnh nhân cần phải tắm rửa sạch sẽ và loại bỏ dầu trên da và bụi bẩn, tuyệt đối không dùng bất kỳ loại kem nào bôi lên da.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý không được hút thuốc ít nhất trước 3 giờ khi đo điện cơ và mặc quần áo thoải mái, không quá bó chật.
Quá trình đo điện cơ

Trong quá trình đo điện cơ, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các tư thế thoải mái nhất nhằm đảm bảo quá trình đo điện cơ diễn ra hiệu quả nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt bề mặt điện cực tại các vị trí khác nhau trên da tùy thuộc vào vị trí mà bệnh nhân mắc phải triệu chứng. Tiếp đó, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân di chuyển cho cơ hoạt động trong suốt quá trình đo để cho ra được kết quả.
Trong khi thực hiện EMG, bệnh nhân sẽ trải qua hai phần: nghiên cứu dẫn truyền thần kinh và EMG kim. Theo đó, khi nghiên cứu được tiến hành, các điện cực bề mặt đôi khi sẽ truyền một dòng điện nhỏ mà bạn có thể cảm thấy như bị xoắn hoặc co thắt, có thể điện cực kim sẽ khiến bạn đau hoặc khó chịu nhưng không kéo dài và chấm dứt khi điện cực được rút ra.
Về phần EMG kim, bác sĩ thần kinh sẽ đánh giá xem có bất kỳ hoạt động điện tự phát nào khi cơ bắp được nghỉ ngơi hay không. Bạn sĩ sẽ cung cấp cho bệnh nhân hướng dẫn về chế độ và cách nghỉ ngơi hợp lý bắt đầu từ thời điểm đo điện cơ (EMG).
Sau quá trình kiểm tra, bạn sẽ có thể gặp một số vết bầm nhỏ tạm thời ở nơi được bác sĩ cho điện cực vào bởi. Tuy nhiên thì vết bầm này sẽ mờ đi trong vài ngày, nếu còn bạn cần liên hệ với bác sĩ, kết quả sẽ được bác sĩ giải thích sau quá trình và chuẩn bị hồ sơ bệnh án, bạn có thể nhận được ngay kết quả hoặc lịch hẹn khác từ bác sĩ.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của blogthietbidien.com nhằm giúp bạn hiểu được EMG là gì cũng như thời điểm cần đi đo điện cơ EMG. Hy vọng bài viết có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn và nhiều đọc giả khác, hãy lan tỏa nội dung và đón chờ thêm nhiều bài viết bổ ích khác từ website của chúng tôi nhé.