Hiện nay, cuộc sống ngày càng hiện đại hóa cho nên sự xuất hiện của các thiết bị điện vô cùng phổ biến. Vậy có bao giờ bạn nghe qua cụm từ điện áp định mức chưa? Trong bài viết hôm nay, Blogthietbidien.com sẽ mang đến cho bạn những thông tin cơ bản về khái niệm, vai trò, ưu điểm,… của điện áp ngay dưới đây.
Một số điều cần biết về điện áp định mức
Để hiểu rõ hơn về điện áp định mức thì mời bạn xem qua những thông tin dưới đây:
Điện áp định mức là gì?

Điện áp định mức hay còn biết đến với tên gọi khác là điện áp danh định, ký hiệu là Uđm và Udđ. Đây là cơ sở để vận hành được 1 mạch điện hay mạng lưới điện.
Trong lưới điện, định áp định mức là đại lượng quan trọng nhất, quyết định khả năng tải của lưới điện. Bên cạnh đó, có khả năng ảnh hưởng đến kết cấu, mức giá của các chi tiết và thành phần lưới điện.
Có 2 loại điện áp:
- Điện áp dây: Được hiểu là điện áp giữa 2 dây pha;
- Điện áp pha: Được hiểu là điện áp giữa dây pha và dây trung tính hoặc dây tiếp đất.
Một số cấp điện áp phổ biến
Tại Việt Nam có các dạng cấp điện áp thường gặp trong cuộc sống như:
- Điện áp hạ áp: 0,38/0,22 kV. Lưới điện này cực kỳ quan trọng có thể cấp điện trực tiếp cho các thiết bị sử dụng trong cuộc sống;
- Điện áp trung thế: Đa dạng các giá trị, bao gồm: 6 – 10 – 15 – 22 – 35 kV;
- Điện cao áp: Có giá trị từ 110V – 220V;
- Điện áp cao thế: Có giá trị 110V – 220V;
- Điện áp siêu cao áp: Có giá trị cao nhất với 500 kV.
Cơ cấu của cấp điện áp
Ngoài những mức điện áp nêu trên thì thế giới còn có rất nhiều điện áp khác nhau. Tùy thuộc vào kinh tế mà được phân chia thành các giá trị trung, cao và siêu cao như: 60 – 150 – 330 – 400 – 750 kV.
Nếu như điện áp cao thì dòng điện sẽ nhỏ, bên cạnh đó nếu chi phí cho cách điện lớn thì dây dẫn sẽ có chi phí nhỏ.
Với cấp điện nhỏ hơn 1000V bạn có thể an tâm sử dụng vì có độ an toàn cao. Một số nước trên thế giới sử dụng lưới điện 100V.
Một số vai trò của điện áp định mức
Điện áp định mức hay được hiểu là hiệu điện thế có nhiệm vụ giúp cho các thiết bị vận hành khi sử dụng. Đây còn là một thông số giới hạn của 1 thiết bị cụ thể nhằm thông báo cho người dùng biết được cách xử lý, điều chỉnh để đưa ra sự lựa chọn phù hợp và 1 môi trường tốt nhất.
Mỗi thiết bị sẽ thể hiện các mức điện áp khác nhau, vì vậy để một thiết bị hoạt động hiệu quả bạn nên lựa chọn đúng điện áp định mức của thiết bị đó. Thực tế có rất nhiều loại điện áp như 12V, 24V cho đến các thiết bị từ 220V, 380V,… Đây là các thông số điện áp định mức thông thường trong cuộc sống hằng ngày.
Điện áp định mức đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng các thiết bị điện. Nhà sản xuất khuyến khích việc sử dụng đúng số liệu đưa ra để đạt hiệu quả cao, thế nhưng đối với trường hợp không dùng đúng thông số thì bạn nên sử dụng số gần nhất và phải chắc chắn thiết bị không bị hư hỏng và đi quá giới hạn cho phép.
Ưu thế khi sử dụng điện áp định mức
Với công dụng như trên thì tiếp theo đây là những thông tin quan trọng về lợi ích của điện áp định mức mang lại:
Cung cấp thông tin quan trọng cho người dùng biết được điện áp định mức giới hạn trên từng loại thiết bị khác nhau. Nếu dùng đúng mức điện áp quy định thì thiết bị điện luôn làm việc ở chế độ tối ưu nhất.
Điện áp định mức là một hình thức hoặc yêu cầu đặt ra nhằm giúp người dùng có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Một số sẽ được cho trước, số khác là yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ nếu muốn thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.
Điện áp vận hành là gì?

Tương tự điện áp định mức mà điện áp vận hành đều nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên về điện áp có thể lớn hoặc nhỏ hơn.
Điều kiện an toàn cho cách điện với đường dây điện chính là giới hạn trên của điện áp vận hành. Đây cũng là điều kiện thiết kế được đường dây điện phù hợp với nhu cầu của con người.
Giới hạn cao nhất là:
- 6kV < Udđ, 220Kv thì Umax = 1,1.Udđ
- Udđ = 500kV tth = 1,05.Udđ
Giới hạn dưới Umin rơi vào khoảng từ 5 – 10%. Điều kiện điều chỉnh điện áp ở trạm biến áp phải đủ để có thể đạt được điện áp ở đầu ra của biến áp.
- Udđ < 220kV thì Umin = 0,9.Udđ
- Udđ = 500kV thì Umin = 0. 95.Udđ
Trường hợp điện áp ở nút tải xuống thấp < 70% thì sẽ xảy ra hiện tượng sụp đổ điện áp và nó ảnh hưởng xấu đến lưới điện.
Tiêu chuẩn chất lượng điện áp sẽ quyết định đến giới hạn của lưới điện hạ áp trên và dưới. Bên cạnh đó, nếu lưới điện trung áp cấp điện trực tiếp cho thiết bị điện thì cũng sẽ tương tự như trên.
Một số lưu ý về khoảng cách an toàn với điện áp định mức

Dưới đây là khoảng cách an toàn điện hạ thế, trung thế và cao thế mà bạn cần nắm rõ để đảm bảo cho con người, động vật và các thiết bị xung quanh.
Việc nắm rõ an toàn khoảng cách giúp chúng ta hạn chế được các sự cố , tai nạn điều đáng tiếc xảy ra.
Trong điều khoản 1 điều 51 của luật điện lực có quy định về an toàn điện như trong bảng sau:
Điện áp | <22kV | 35kV | 66-110kV | 220kV | ||
Loại dây | Dây bọc | Dây trần | Dây bọc | Dây trần | Dây bọc | Chung |
Khoảng an toàn | 1.0m | 2.0m | 1.5m | 3.0m | 4.0m | 6.0m |
Trong khoản 4 của điều 51 trong luật điện lực thì quy định khoảng cách an toàn từ điểm gần nhất của các thiết bị dụng cụ đến công trình lưới điện cao áp như sau:
Giá trị điện áp | Đến 22kV | 35kV | 66kV | 110kV | 500KV |
Khoảng an toàn | 4.0m | 4.0m | 6.0m | 6m | 8m |
XEM THÊM
Hy vọng với những thông tin mà Blogthietbidien.com chia sẻ trong bài viết trên có thể giúp bạn hiểu thêm về điện áp định mức và một số lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao.