Điện 3 pha là gì? Có gì đặc biệt xoay quanh loại điện áp này? Hãy cùng Blog Thiết Bị Điện tổng hợp lại tất cả các kiến thức cơ bản liên quan đến điện 3 pha trong bài viết sau đây.
Hiện nay thì hầu như các nhà xưởng, xí nghiệp hay nhà máy sản xuất công nghiệp có các thiết bị công suất lớn đều sử dụng điện 3 pha cho quá trình vận hành thiết bị bởi giá trị của loại điện áp này mới phù hợp. Vậy điện 3 pha là gì? Tại sao điện 3 pha có thể làm được việc đó? Nội dung được Blog Thiết Bị Điện chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất.
Điện 3 pha là gì?

Điện 3 pha được sử dụng cho việc truyền tải điện năng để sản xuất công nghiệp cho các thiết bị có công suất lớn nhằm giải quyết tình trạng hao tổn điện năng. Trong đó, điện 3 pha gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh, đồng thời có 2 cách nối chính: nối hình sao và nối hình tam giác.
Cấu tạo của điện 3 pha

Như đã đề cập thì dòng điện 3 pha có cấu tạo gồm 4 dây chạy song song với nhau trong 1 dây trung tính: 3 dây nóng và 1 dây nguội với nhiều mức điện áp khác nhau cao áp, trung áp, hạ áp.
Theo đó, dây trung tính trong mạch có vai trò cân bằng điện áp giữa các pha trong mạch điện, làm cho mạch kín để đưa dòng điện vận hành trong gia đình. Dòng điện 3 pha gồm: dây điện truyền tải, nguồn điện, các phụ tải 3 pha.
Bên cạnh đó, để tạo ra được dòng điện xoay chiều 3 pha, người ta cũng sẽ dùng máy phát điện đồng bộ 3 pha để thực hiện được điều đó, cấu tạo của máy bao gồm:
- Phần tĩnh (stato): có 3 cuộn dây chính AX, BY, CZ có lõi xẻ rãnh, trong đó mỗi rãnh được đặt 3 dây quấn lệch nhau 120 độ và có cùng số vòng dây. Mỗi dây quấn được gọi là 1 pha A, B, C;
- Phần quay (roto): nam châm điện có cực N – S.
Lợi ích khi sử dụng điện 3 pha
Dòng điện 3 pha có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất công nghiệp với những lợi ích như sau:
- Tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp bởi có thể giảm hao tổn điện năng;
- Vượt trội hơn dòng điện 1 pha sử dụng trong các hộ gia đình;
- Cấu tạo của dòng điện cũng đơn giản hơn, thuận tiện cho việc lắp đặt;
- Bên cạnh sử dụng cho xí nghiệp sản xuất thì điện 3 pha cũng được ứng nhiều rất nhiều trong các hộ gia đình mặc dù cần phải lắp thêm thiết bị ổn định nguồn điện áp.
Cách đấu dây điện 3 pha
Như đã được đề cập thì điện 3 pha có 2 cách đấu chính: đấu hình sao và đấu hình tam giác.
Đấu dây điện 3 pha tam giác

Khi đấu dây điện 3 pha theo cách đấu tam giác cần phải đảm bảo:
- Mức điện áp định mức: 220V/ 380V;
- Điện áp mạng lưới điện: 110V/ 220V (3 pha);
- Điểm phù hợp: phù hợp giữa mức điện áp thấp nhất 220V của động cơ, mức điện áp cao nhất phù hợp 220V ở lưới điện.
Đấu dây điện 3 pha hình sao

Đấu dây điện 3 pha hình sao cần đảm bảo:
- Mức điện áp định mức: 220V/ 380V;
- Điện áp mạng lưới điện: 220V/ 380V (3pha);
- Điểm phù hợp: phù hợp mới mức điện áp thấp 380V của động cơ và điện áp cao nhất ở mức 380V của lưới điện.
Cách đấu điện 3 pha vào aptomat
Để có thể đấu dây điện 3 pha vào trong aptomat, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: chuẩn bị một aptomat theo yêu cầu của hệ thống điện với thông số phù hợp;
- Bước 2: ngắt nguồn điện và hệ thống điện nhằm đảm bảo an toàn trước khi lắp aptomat;
- Bước 3: bắt vít cố định vào aptomat vào tủ điện hoặc bảng điện;
- Bước 4: thực hiện đấu dây điện vào aptomat, dây nóng đấu vào cọc L (3 dây pha lần lượt đấu là L1, L2, L3), còn dây nguội đấu vào cọc N rồi mới đấu tải vào các chân dưới.
Lưu ý: khi bắt vít vào aptomat cần phải bắt đúng chiều thuận theo mắt nhìn, tức là cấp vào cổng trên và lấy nguồn ra từ tải của cổng dưới.
Một số lỗi sự cố với điện 3 pha
Đối với điện 3 pha có 2 sự cố thường bị mắc lỗi nhất: mất dây trung tính và bị mất 1 pha.
Điện 3 pha mất dây trung tính
Vậy dây trung tính là gì? Dây trung tính là một loại dây không có điện, được nối đất tại các nhà máy phát điện. Do vậy mà hiệu điện thế của loại dây này bằng 0, cho nên nếu có va chạm phải bạn sẽ không bị giật. Tuy nhiên, khi sờ phải dây pha đang có điện thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Mặc dù là U = 0, nhưng đây là một dây nóng, do vậy mà bạn cần phải thật sự cẩn trọng bởi máy có thể có điện thế khác đất và gây giật điện. Ngoài ra, dây trung tính có ký hiệu là N và có màu sắc khác biệt so với các dây pha (thường là màu đen).
Sự cố mất dây trung tính khá phổ biến trong các khu vực không có điện áp ổn định và sẽ rất nguy hiểm khi mất dây trung tính. Khi mất dây trung tính, các thiết bị sẽ không hoạt động được nhưng vẫn có dòng điện chạy qua, cho nên trước khi khắc phục sự cố bạn cần phải kiểm tra lại thiết bị đã hết điện hay chưa.
Điện 3 pha bị mất 1 pha
Tương tự với dòng điện 1 pha, điện 3 pha cũng có thể sử dụng giống với điện dân dụng bình thường, vì thế mà khó có thể tránh khỏi các sự cố mất pha hay điện yếu. Để khắc phục được tình trạng này thì bạn có thể sử dụng thêm bộ bảo vệ điện áp hoặc liên hệ với đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để hỗ trợ.
Cách chuyển dòng điện 1 pha sang 3 pha và ngược lại

Khi sử dụng dòng điện 1 pha hay 3 pha, bạn đều có thể chuyển đổi qua lại cho nhau được theo cách sau.
Chuyển đổi dòng điện 1 pha sang 3 pha
Để chuyển đổi dòng điện 1 pha sang 3 pha, bạn có thể sử dụng 2 cách: biến tần và biến áp:
- Biến tần: sử dụng biến tần làm thay đổi tần số của các động cơ điện, hữu dụng trong việc chuyển đổi dòng điện 1 pha sang 3 pha. Tuy nhiên nhược điểm là không lắp được trên các tủ điều khiển công nghiệp bởi không đáp ứng được hiệu năng cao.
- Biến áp: dùng máy biến áp để chuyển đổi dòng điện 1 pha sang 3 pha bởi khả năng sử dụng hiệu điện thế như 220V, 380V và nguồn ra ổn định (220V, 380V). Nhược điểm lớn nhất của cách này là giá lắp đặt khá cao.
Bên cạnh đó, để chuyển đổi dòng điện 1 pha sang 3 pha bạn có thể sử dụng các máy đổi biến bán trên thị trường nhưng phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Điện áp đầu vào: 220V + 10%;
- Điện áp đầu ra: 220V/ 380V;
- Tần số ngõ vào: 47 – 63Hz;
- Tần số ngõ ra: 0.00 – 400.00Hz;
- Công suất đạt được dao động: 0.75 – 110kw.
Chuyển đổi dòng điện 3 pha sang 1 pha
Thực tế người ta sẽ hạ thế xuống nguồn điện 3 pha để cung cấp điện năng cho các nhà máy sản xuất, đồng thể cũng có thể được cung cấp cho hộ dân nếu như có nhu cầu sử dụng. Khi sử dụng đồng hồ đo điện giữa pha này với pha khác thì hiệu điện thế U = 380V, đồng nghĩa với việc là giữa các pha bất kỳ cũng phải có U = 380V.
Phân biệt dòng điện 3 pha với 1 pha, 2 pha

Để có thể phân biệt được dòng điện 3 pha với 1 pha hay 2 pha, bạn có thể tham khảo qua bảng so sánh sau đây.
Tiêu chí | Điện 1 pha | Điện 2 pha | Điện 3 pha |
Khái niệm | Có 2 dây: 1 dây pha trong nguồn điện 3 pha và dây trung tính | Có 2 dây nóng, không có dây trung tính và có thể đấu vào bất kỳ lấy ra được điện 1 pha ở đầu ra | Có 4 dây: 3 dây nóng, 1 dây nguội. Mạch điện 3 pha là một hệ thống điện có nguồn 3 pha tác động. |
Hiệu điện thế | U = 220V (đối với ở Việt Nam)
Các nước khác như Nhật, Mỹ, Đài Loan sẽ thấp hơn từ 100V, 110V, 120V |
U = 220V | + Việt Nam: U = 380V/3F;
+ Mỹ: U = 220V/3F; + Nhật Bản: 200V/3F |
Đối tượng sử dụng | Điện dân dụng sử dụng trong các hộ gia đình | Sử dụng cho các thiết bị điện 1 pha | Sử dụng để truyền tải, sản xuất công nghiệp chuyên dùng cho các thiết bị công suất lớn. |
Các câu hỏi liên quan đến dòng điện 3 pha
Sau đây là một số câu hỏi có liên quan đến điện 3 pha, bạn có thể tham khảo qua để có thêm góc nhìn trực quan hơn về dòng điện này.
Điện 3 pha có bao nhiêu vôn?
Tùy vào từng mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau chỉ số hiệu điện thế cho dòng điện 3 pha, cụ thể là:
- Hiệu điện thế 3 pha áp dụng ở Việt Nam: U = 380V/3F;
- Hiệu điện thế 3 pha áp dụng tại Mỹ: U = 220V/3F;
- Hiệu điện thế 3 pha áp dụng tại Nhật Bản: 200V/3F.
Điện 3 pha có mấy dây?
Điện 3 pha có tất cả 4 dòng gồm 3 dây pha được gọi là dây nóng và 1 dây nguội không mang điện được gọi là dây trung tính.
Điện 3 pha bao nhiêu ampe?
Theo nhà vật lý học và toán học người pháp André Marie Ampère thì cường độ dòng điện 3 pha được tính bằng công thức sau:
I = U/R
Trong đó:
I: cường độ dòng điện 3 pha (A);
U: hiệu điện thế dòng điện 3 pha (V);
R: điện trở của dây dẫn ()
Điện 3 pha có bao nhiêu KW?
Công suất của dòng điện 3 pha được tính theo công thức:
P = ⎷3 UIcos(ϕ)
Trong đó:
- P: công suất dòng điện 3 pha (KW, W);
- U: hiệu điện thế dòng điện 3 pha (V);
- I: cường độ dòng điện Ampe (ký hiệu A);
- cos(ϕ) = 1 hoặc 0.8.
Như vậy vừa rồi blogthietbidien.com vừa chia sẻ cho bạn tất tần thông tin liên quan đến điện 3 pha nhằm giải đáp cho bạn thắc mắc điện 3 pha là gì. Hãy lan tỏa bài viết này đến với nhiều đọc giả hơn nếu bạn cảm thấy nội dung của chúng tôi bổ ích và hữu dụng nhé.