Trong bài viết hôm nay của Blogthietbidien.com sẽ giải đáp cho bạn một cách chi tiết cuda là gì, đặc điểm, nhiệm vụ của cuda như thế nào? Sau đây là bài viết chi tiết.
Nếu bạn có kiến thức hay có tìm hiểu về card màn hình thì chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ “cuda”. Vậy thực sự cuda là gì? Vai trò của cuda là gì? Sau đây, Blogthiebidien.com sẽ giới thiệu đến bạn một cách chi tiết những giải đáp cho các vấn đề trên trong phần nội dung sau đây. Mời bạn tham khảo.
Cuda là gì?

Cuda là một công cụ tính toán trong GPU được phát triển bởi NVIDIA nhờ vào ngôn ngữ lập trình C nhưng nó hoàn toàn có thể sử dụng bởi các lập trình viên qua nhiều loại ngôn ngữ lập trình.
Cuda core hay nhân cuda là một nhân xử lý của card đồ họa nằm bên trong GPU. Đây là chi tiết có vai trò tính toán các thông tin, dữ liệu đồ họa cần xuất.
Cấu trúc sắp xếp của cuda trên GPU
Cuda core có cấu trúc tương tự lõi của GPu nhưng với các thuật toán, cấu trúc đơn giản hơn nhiều. Cuda core của NVIDIA có khả năng tương thích với nhiều loại ứng dụng, phần mềm máy tính khác nhau. Đặc biệt, cuda core được tích hợp trong card đồ họa rời có tốc độ xử lý dữ liệu với khối lượng lớn một cách nhanh chóng.
Vai trò của cuda là gì?
Cuda là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đồ họa của người dùng khi chơi game, tăng chất lượng, mức độ chính xác của tệp hình ảnh sau khi được thiết kế hoàn tất. Hơn nữa, cuda core còn có thể đánh giá được lượng thời gian dành cho một chủ đề khoa học là nhanh hay chậm.
Đặc điểm của CUDA là gì?

Với việc dùng đơn vị xử lý đồ họa của cuda, các nhà phát triển có thể truy cập vào tập lệnh ảo và bộ nhớ của các phần tử tính toán song song (CUDA GPU). Ngoài ra, nhờ vào CUDA, các GPU đời mới có thể thực hiện các thuật toán tương tự như CPU.
Điểm khác biệt với CPU, GPU có kiến trúc song song nên có khả năng thực thi cùng lúc nhiều luồng dữ liệu chậm thay vì xử lý một luồng nhanh chóng. Ngoài ra, CUDA còn một số đặc điểm nổi bật khác như:
- GPU được sử dụng để tính toán các hiệu ứng vật lý trong game;
- CUDA được dùng để tăng tốc các ứng dụng phi đồ họa như sinh học tính toán, mật mã..;
Quá trình phát triển của CUDA
Quá trình phát triển của CUDA trải qua các quá trình sau:
- Năm 2003, Lan Buck giới thiệu mô hình lập trình Brook – mô hình đầu tiên được dùng để mở rộng C;
- Sau đó, Buck gia nhập NVIDIA và phát triển CUDA;
- Năm 2006, CUDA được tung ra thị trường và là giải pháp thương mại đầu tiên cho mục đích dùng chung trên GPU;
- Ngày 15/2/2007, CUDA được xuất bản cho cả hai hệ điều hành Windows và Linux;
- Ngày 14/2/2008 chính thức hỗ trợ cho Mac OS X.
Nhiệm vụ của CUDA là gì?

Nhiệm vụ cụ thể của CUDA được xác định dựa trên 2 khía cạnh như sau:
- Đối với việc chơi game: CUDA giúp GPU có thể xuất ra hình ảnh đồ họa chân thực, chất lượng mượt mà, ấn tượng khi chơi game;
- Đối với việc đồ họa: Ngày nay, nhiều CUDA được tích hợp vào GPU để mang lại đồ họa với chất lượng và độ chính xác cao, cụ thể như việc thiết kế đồ họa.
Cách thức hoạt động của nhân CUDA là gì?
GPU và CPU sẽ có một điểm khác biệt dễ thấy là CPU sẽ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát toàn bộ hệ thống máy tính. GPU sẽ là bộ phận có vai trò thực hiện các hoạt động tính toán hạng nặng.
Việc xử lý một số lượng lớn các phép tính phức tạp đòi hỏi GPU phải có một số lượng lớn nhân CUDA mới có thể đáp ứng một cách tốt nhất. Vì mục đích của CUDA core chỉ vì mục đích này nên kích thước của lõi GPU sẽ nhỏ và linh hoạt hơn lõi CPU. Cơ bản có thể nhận xét, một hệ thống đồ họa đòi hỏi việc tính toán càng phức tạp thì cần một số lượng CUDA core lớn hơn.
Ứng dụng của nhân CUDA Core là gì?

Vậy ứng dụng của CUDA là gì? Điều này sẽ được chúng tôi trình bày sau đây:
- Tạo mô hình thời tiết, đại dương, khí hậu;
- An toàn và bảo mật;
- Công cụ quản lý sinh trắc học;
- Giải trí và phương tiện;
- CAD và CAE bao gồm động lực học chất lỏng tính toán, cơ học kết cấu tính toán, tự động hóa…được sử dụng trong AEC và sản xuất;
- Data Science and Data Analytics;
- Và một số ứng dụng khác.
Và đó là toàn bộ những thông tin cần thiết có thể hỗ trợ bạn trả lời một cách tốt nhất câu hỏi “CUDA là gì?”. Hy vọng qua những gì mà Blogthietbidien.com cung cấp, bạn có thể tự tin giải đáp vấn đề này. Nếu bạn thấy bài viết của chúng tôi có giá trị và ý nghĩa thì hãy chia sẻ nó đến mọi người xung quanh bạn nhé.