Trong cuộc sống hằng ngày nếu bạn tìm hiểu về các thông số kỹ thuật của bất kỳ thiết bị điện tử nào bạn sẽ bắt gặp đơn vị tính công suất. Vậy để biết rõ hơn về khái niệm, công thức tính,… mời bạn cùng Blogthietbidien.com theo dõi bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về công suất
Chúng ta thường nghe nhiều về công suất nhưng thực tế để định nghĩa đúng về 2 từ này lại là một điều không dễ dàng.
Công suất được biết đến là một đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công trong 1 khoảng thời gian nhất định. Trong cuộc sống, công suất được thể hiện trên các máy móc, thiết bị và động cơ có sự biến đổi năng lượng do tiêu thụ trong quá trình hoạt động.
Công suất được ký hiệu là P là viết tắt của từ Potestas trong tiếng Latinh
Ví dụ cụ thể: Sự thay đổi từ điện năng sang quang năng trong vòng 60 phút.
Áp dụng công thức tính công suất như sau:
Đơn vị đo công suất điện
Theo hệ đo lường quốc tế công suất điện sẽ được áp dụng thang đo như sau:
Đơn vị đo của công suất được ký hiệu là W và cách đọc là oát. Người ta đã dùng tên của nhà kỹ sư và phát minh nổi tiếng Jame Watt để đặt tên cho đơn vị đo lường này.
Thông thường, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy đơn vị này được thể hiện trên các thiết bị điện, đèn chiếu sáng, loa, máy phát điện,…
Theo đó: 1 Watt = 1 J/s (Jun/giây)
Ngoài ra, các tiền tố được đặt vào đơn vị này để thể hiện công suất lớn hay nhỏ hơn
Ví dụ minh họa:
- mW (miliwatt) được dùng để đo công suất bé hơn
- mW (megawatt) được dùng để đo công suất lớn hơn
Bên cạnh đó, Một đơn vị chuyên dùng để chỉ công suất động cơ mà bạn có thể biết đó là mã lực. Được ký hiệu là HP
Được biết: 1 HP = 0,764 kW tại nước Anh
1 HP = 0,736 kW tại nước Pháp
Cuối cùng, trong truyền tải điện năng của nền công nghiệp điện, công suất thường được đo bằng KVA, tên gọi cụ thể là kilo Volt Ampe (1KVA = 1000 VA).
Một số dạng công suất
Trên thực tế, nhiều thiết bị điện không chỉ có một dạng công suất, vậy nên Blogthietbidien.com sẽ giới thiệu đến bạn các dạng công suất phổ biến:
Dạng công suất cơ
Thường được sử dụng cho thiết bị hoạt động bằng cơ năng như máy móc cơ nhằm biểu thị cho giá trị công suất khi hoạt động.
Có 2 dạng công suất cơ như:
Trong chuyển động đều
Trong khoảng thời gian t, khoảng cách S và chuyển động với vận tốc V dưới tác động của một lực F, thì ta có công thức như sau:
P = F . St = F
Trong chuyển động quay
Với góc quay , thời gian t và vận tốc góc dưới tác động của mômen M thì công suất được tính theo công thức:
P = M . t = w. M
Dạng công suất điện
Để tính được công suất điện tức thời. ta áp dụng công thức sau:
p(t) = u(t).i(t)
Chú thích ký hiệu:
u: Được gọi là giá trị tức thời của hiệu điệu thế.
i: Được hiểu là các giá trị tức thời của cường độ dòng điện.
Nếu u và i không đổi theo thời gian đồng nghĩa với việc dòng điện không đổi, thì ta có công thức: P = U.I
Thông thường có 3 loại dòng điện xoay chiều thường dùng như: biểu kiến S, hư kháng Q, công suất hiệu dụng P.
Công thức 1: S = P + iQ (i là đơn vị số ảo)
Công thức 2: S2 = P2 + Q2
Các loại công suất khác
Loại công suất biểu kiến
Một tên gọi khác của công suất biểu kiến là công suất toàn phần, thông số thể hiện sự cung ứng điện điện năng từ nguồn cấp nói cách khác đó chính là tổng phần ảo của công suất phản kháng và phần thực công suất tác dụng trong dòng điện xoay chiều.
Loại công suất loa
Công suất loa có đơn vị đo là Watt (W) và thông thường được thể hiện trên các nhãn mác của thiết bị loa, amply. Đây là một thông số quan trọng cho người sử dụng biết được âm lượng của loa khi hoạt động.
Loại công suất lạnh
Đơn vị của công suất lạnh là Btu/h nhằm biểu thị cho công suất hoặc công dụng làm lạnh của thiết bị trong nhà, đó chính là máy lạnh. Bạn có thể biết được mức độ tiêu hao điện của thiết bị này thông qua con số trên.
Loại công suất danh định
Công suất định mức hay công suất thực tế là một tên gọi khác của công suất danh định. Các thông số sẽ được thể hiện cụ thể trên các sản phẩm của bộ lưu điện. Thông qua con số này, người tiêu dùng có thể biết được giá trị lớn nhất của UPS có phù hợp khi được cấp điện cho mạch ngoài.
Loại công suất đặt
Đây là loại công suất phổ biến nhất trong đời sống hằng ngày. Công suất đặt được hiểu là tổng công suất định mức của nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong mạng lưới. Lưu ý, đây không phải công suất thực cần được cung cấp.
Loại cục đẩy công suất
Trong hệ thống âm thanh nó là 1 thiết bị và có công dụng khuếch đại tín hiệu âm thanh để đẩy loa đến gần tai của người nghe.
Công thức tính công suất điện
Để biết được cụ thể công suất điện mà bạn đã tiêu thụ trong quý hoặc trong năm thì chỉ cần áp dụng công thức tính sau:
P = A/T
Trong đó:
P: Được hiểu là ký hiệu của công suất tiêu thụ điện (kW)
A: Được hiểu là lượng điện của thiết bị (KWh)
T: Được hiểu là thời gian sử dụng (h)
Sau khi biết được kết quả, ta thực hiện bước quy đổi đơn giản về đơn vị thông dụng nhất (W) như sau:
- 1W = 1000W
- 1MW = 1.000.000W
Ví dụ thực tế: Máy lạnh thông thường có công suất là 120W = 0.12KW và hoạt động xuyên suốt 24h. Suy ra, lượng điện tiêu thụ của máy lạnh là 0,12 x 24 = 2,88 (KWh).
Lưu ý: Lượng tiêu thụ điện năng tỉ lệ thuận với những thiết bị có công suất cao.
Công thức tính công suất điện 3 pha là gì?
Điện 3 pha có lượng điện và công suất tiêu thụ lớn bao gồm 4 dây: 3 dây nóng, 1 dây lạnh. Trong sản xuất công nghiệp, thường được sử dụng cho việc truyền tải điện. Tùy vào mỗi khu vực sẽ có quy ước số V khác nhau. Tại Việt Nam, dòng điện 3 pha được quy định có mức điện áp là 360V.
Đối với dòng điện 3 pha sẽ có giá thành nhỉnh hơn so với dòng điện 1 pha và thường được dùng trong hệ thống công nghiệp và các loại thiết bị điện có công suất lớn.
Công suất điện 3 pha được tính bằng công thức như sau:
P = (U1 x l1 + U2 x I2 + U3 x I3) x H
Chú thích:
U: Được hiểu là điện áp, đơn vị là V
I: Được hiểu là cường độ dòng điện, đơn vị là A
H: Được hiểu là thời gian, đơn vị h
Bên cạnh đó, có thể sử dụng công suất khác như:
P = U x I x cos
Chú thích: cos được hiểu là hệ số công suất trên mỗi tải.
Gợi ý cách xem công suất trên thiết bị điện

Trong quá trình sản xuất các thiết bị điện tử, điện lạnh, điện gia dụng,… bạn hãy chú ý trên nhãn mác sẽ thấy các thông số thể hiện công suất tiêu thụ điện năng. Đây là con số bắt buộc phải có để khi bán bất kỳ một thiết bị điện nào đến tay người tiêu dùng thì có thể tham khảo và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Đây cũng chính là thông số giúp cho các hãng sản xuất thiết bị điện cạnh tranh với nhau để tạo ra được 1 sản phẩm có chất lượng, tiết kiệm được điện năng nhất. Vì vậy, thị trường ngày càng đa dạng hơn và có nhiều sự lựa chọn về công suất và mức giá.
Để xem được giá trị công suất của một thiết bị điện tử không quá khó, thông số này thường được thể hiện ngay trên bao bì sản phẩm bằng các dòng chữ như: Power input, công suất tối đa, công suất tiêu thụ,… Khách hàng nên chú ý kỹ đến các thông số để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Các loại công suất phổ biến trên điện gia dụng

Để đưa ra được lựa chọn phù hợp, khách hàng hãy tham khảo một số công suất trên thiết bị điện thường có trong các hộ gia đình như sau:
- Quạt điện: Máy quạt thường có công suất là dao động từ 40 – 120W;
- Nồi cơm điện: Đối với nồi có dung tích 1,2 lít thì tiêu thụ công suất khoảng 350 – 400W;
- Tủ lạnh: Có công suất khoảng 120 – 150 lít đối với dung tích 120 – 150 lít;
- Tivi: Đối với loại tivi màn hình phẳng 32 inch thì sẽ có công suất khoảng 40W;
- Bàn là: Loại thông thường hay sử dụng là bàn là khô sẽ có công suất khoảng 950W. Ngược lại, bàn là hơi nước có dung tích khoảng 180ml sẽ có công suất khoảng 1.400W;
- Máy sấy tóc: Thông thường sẽ được trang bị công suất từ 1000 – 1500W có thể sử dụng để phục vụ với các nhu cầu sấy cơ bản;
- Máy hút bụi: Để đạt được lực hút tốt nhất thì máy hút bụi thường có công suất tối đa là 1.800W;
XEM THÊM
- Máy Tời Điện Là Gì? Cấu tạo & Một số loại tời điện cơ bản
- PID là gì? Cơ chế hoạt động & Các bộ điều khiển PID phổ biến
- Motor điện 1 pha: Cấu tạo, Nguyên lý & Cách chọn
Thông qua bài viết trên Blogthietbi.com đã cung cấp những thông tin hữu ích về khái niệm, cách nhận biết và các dạng công suất để bạn có thể dễ dàng lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Hãy theo chúng tôi và chúc bạn luôn thành công xong cuộc sống.