Chiết áp là gì? Tại sao loại linh kiện này được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Blogthietbidien nhé.
Chiết áp hay biến trở là một phần linh điện được đấu nối trong các thiết bị công nghiệp hoặc đời sống. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người không biết đến loại linh kiện phổ biến này.
Chính vì thế, hãy cùng Blogthietbidien tìm hiểu qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé.
Chiết áp là gì?

Chiết áp potentiometer hay còn gọi là biến trở là điện trở chia áp, giúp hạn chế dòng điện đi qua ngoài ra, có một điểm di động hoặc nhiều hơn để chia điện trở thành nhiều phần giá trị bù nhau. Bên cạnh đó, biến trợ giúp thay đổi giá trị hoặc kiểm soát được cường độ dòng điện qua mạch.
Ký hiệu

Đa phần ký hiệu của các ký hiệu chiết áp trong sơ đồ mạch điện thường khá đơn giản và tùy theo mỗi loại sẽ có khí hiệu khác nhau, được thể hiện trong hình bên dưới:
Với:
- Hình a: là chiết áp có 1 tiếp điểm
- Hình b: là chiết áp có 2 tiếp điểm
- Hình c: là chiết áp có các điểm ra bù
Bên cạnh các kí hiệu như hình trên, chiết áp còn có một số ký hiệu khác như: (IEC Standard) (ANSI Standard). Mỗi kí hiệu sẽ được sử dụng tùy vào tiêu chuẩn của một số quốc gia hoặc yêu cầu của bản vẽ.
Đặc điểm
Dựa trên vật liệu sản xuất, chiết áp có 2 loại chính là:
- Chiết áp than Granite: có độ chính xác cao;
- Chiết áp có dây điện trở quấn lên trụ lõi: phù hợp trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử.
Dựa theo hình dạng, biến trở có 3 loại:
- Biến trở trượt: thanh trượt dài, phẳng, có tiếp điểm di động thiết kế trên cần trượt;
- Biến trở dạng xoay: có tâm điện trở vòng cung, tiếp điểm di động trên cần xoay;
- Biến trở Helipot: có một trụ dây quấn dạng lò xo với 10 vòng xoay và có thể thay đổi tùy vào bên kỹ thuật.
Công dụng
Chiết áp được lắp đặt trong nhiều thiết bị nhờ khả năng kiểm soát sự sụt giảm điện áp hoặc kiểm soát dòng điện chạy qua mạch được kết nối song song. Mỗi chiết áp sẽ được sử dụng dựa theo những đặc điểm riêng tuy nhiên, các thiết bị âm thanh, chiếu sáng và cảm biến sẽ thường sử dụng nhiều hơn.
Sơ đồ chiết áp trong mạch

Dưới đây là sơ đồ chiết áp khi được lắp trong mạch:
Trong đó:
- Đường màu hồng: R _ Right là đường dẫn loa phải;
- Đường màu xanh: L _ Left là đường dẫn loa trái;
- Input: là đường mà các dòng tín hiệu được dẫn vào.
Sơ đồ trên là ví dụ cho chiết áp gắn trong mạch loa với dòng tín hiệu đi vào theo đường Input. Bên trên chiết áp có các nút điều chỉnh nhằm kiểm soát số tín hiệu đi vào. Đường R và L sẽ là nơi mà tín hiệu đi ra để dễ dàng tác động tăng giảm âm lượng cho thiết bị.
Sơ đồ chiết áp trong mạch sẽ không cố định mà thay đổi để phù hợp với mạch điện của các thiết bị điện tử khác.
Các loại chiết áp
Dựa trên hình dạng hoặc vật liệu đã có nhiều chiết áp khác nhau tuy nhiên, đối với ngành kỹ thuật thì có 2 loại chiết áp chính đó là:
Chiết áp 3 chân

Chiết áp được chế tạo như một Dimmer với cấu tạo đơn giản, gồm 3 bộ phận chính là con chạy, một cuộn dây làm bằng hợp kim có điện trở lớn và chân ra dùng để kết nối với mạch điện. Ngoài ra, trên thiết bị chiết áp có nút vặn để thay đổi điện trở giúp điều khiển được các thiết bị điện. Linh kiện này được sử dụng trong các thiết bị chiếu sáng hoặc máy quạt điện.
Chiết áp 6 chân

Chiết áp 6 chân có 6 tiếp điểm giúp nhận, truyền tín hiệu và được chia làm 2 loại:
- Chiết áp 6 chân 2 tầng: hoạt động tương tự như chiết áp 3 chân. Mỗi tầng sẽ dẫn ra một kênh loa R và L giúp tiết kiệm không gian và linh kiện từ đó giảm chi phí;
- Chiết áp 6 chân 1 tầng: hoạt động phức tạp, dùng để điều chỉnh và truyền tín hiệu cố định.
Cách đo chiết áp chuẩn
Để kiểm tra chiết áp còn sử dụng tốt không thì bạn có thể tham khảo cách đo được chia sẻ dưới đây:
- Sử dụng đồng hồ vạn năng: điều chỉnh giá trị trên đồng hồ cao hơn tổng trở của biến trở
- Cắm giắc đen vào cực âm và giắc đỏ vào cực còn lại
- Văn nút của biến trở về phía bên trái, đặt 2 que đo vào đầu biến trở và vặn núm từ từ về bên phải đến hết mức
- Sau khi đã đo đạc, bạn cần tổng hợp và làm thêm một lần nữa rồi cộng các kết quả chia trung bình sẽ cho ra giá trị tương đối chính xác
Quá trình đo chiết áp cần lưu ý một số điều sau đây:
- Cắt nguồn điện trước khi tiến hành đo;
- Không dùng tay trần tiếp xúc vào cả hai que đo và chân của chiết áp.
Các bước đấu chiết áp quạt trần
Dưới đây là sơ đồ cách đấu chiết áp quạt trên đơn giản mà bạn nên tham khảo:
Cách đấu chiết áp quạt trần khá đơn giản, dễ dàng thực hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ cách đấu nối theo sơ đồ trên và cần nối đúng cực với chân chiết áp.
XEM THÊM
- Cách Đấu Dây Quạt Bàn 3 Số Đơn Giản, Chi Tiết Từ A – Z
- [LÝ THUYẾT] Momen Lực Là Gì? Công Thức Tính Momen Lực
- 1A Bằng Bao Nhiêu W? Quy Đổi Ampe Sang Watt
Hy vọng nội dung về chiết áp được Blogthibidien chia sẻ đã giúp bạn hiểu về loại linh kiện này. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi thông qua Fanpage: Blogthietbidien.com để được hỗ trợ nhé.