Card đồ họa là gì? Card đồ họa được phân thành bao nhiêu loại? Ngay đây Blog Thiết Bị Điện sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật thông tin liên quan đến card đồ họa trong bài viết sau đây.
Card đồ họa đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho việc duy trì hoạt động bình thường của máy tính hay laptop. Tuy nhiên card đồ họa là gì và chọn card đồ họa như thế nào cho phù hợp với nhu cầu sử dụng thì không phải ai cũng biết. Vì thế mà BLOG THIẾT BỊ ĐIỆN sẽ giải đáp giúp bạn chi tiết ngay bây giờ trong nội dung sau.
Card đồ họa là gì?

Card đồ họa là bộ phận quan trọng được lắp trên máy tính với chức năng xử lý các tác vụ nặng liên quan đến đồ họa (hình ảnh, video, màu sắc, độ phân giải, độ tương phản ảnh). Khi sử dụng card đồ họa, bạn sẽ có một trải nghiệm hình ảnh vô cùng sống động, sắc nét, chi tiết nhất ngay trên máy tính của mình.
Phân loại card đồ họa
Đối với card đồ họa thì được phân thành thành 2 loại chính: card onboard và card rời.
Card Onboard

Card onboard là loại card được tích hợp cùng với bộ vi xử lý trung tâm CPU trên main. Loại card này sử dụng chung các tài nguyên của CPU và bộ nhớ đệm của RAM nhằm xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa.
Một số ưu nhược điểm của card onboard có thể kể đến như sau:
Ưu điểm:
- Không tốn công lắp đặt và các chi phí trang bị khác bởi được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ (mainboard).
- Giá thành tầm trung, dễ tiếp cận;
- Khả năng hoạt động ổn định, ít gặp lỗi.
Nhược điểm:
- Tốn nhiều RAM và làm giảm đi hiệu năng sử dụng, dễ gây nóng máy do sử dụng sức mạnh từ CPU và RAM;
- Khả năng xử lý hình ảnh khá chậm, dễ quá tải, không tối ưu bằng card rời.
Card đồ họa rời

Card đồ họa rời là loại card có thể tách rời CPU và Video Memory, đây được xem là loại card phù hợp với đối tượng có nhu cầu sử dụng các tác vụ nặng như chơi game, thiết kế,…. Cùng tìm hiểu sơ nét về ưu nhược điểm của card rời sau đây.
Ưu điểm:
- Các bộ phận hoạt động độc lập, hỗ trợ tốt cho việc xử lý các phần mềm đồ họa (photoshop, AI, Premiere), cho ra chất lượng xử lý hình ảnh cực tốt, sắc nét, không bị giật lag hay xé hình;
- Có hệ thống tản nhiệt riêng;
- Sử dụng CPU riêng, không tốn RAM và cũng không gây ảnh hưởng đến hệ thống chung của laptop;
- Khả năng xử lý của card rời tốt hơn card onboard nếu cùng cấp độ.
Nhược điểm:
- Giá cao, chỉ phù hợp với người có nhu cầu sử dụng đến tác vụ thiết kế, edit video, chơi game với tần suất thường xuyên;
- Hệ thống tản nhiệt riêng của card thường không tốt, vì thế nên trang bị thêm hệ thống tản nhiệt cho máy tính nhằm duy trì nhiệt độ tối ưu nhất.
Nên mua card đồ họa rời hay card onboard

Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng cho mình, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng cá nhân, bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình.
- Card đồ họa rời: thường dành cho các game thủ chuyên nghiệp, streamer, dân thiết kế đồ họa, đòi hỏi tác vụ nặng yêu cầu cấu hình phải cao. Công việc thiết kế, dựng video cũng cần phải đảm bảo hiệu năng ổn định mới có thể đưa ra kết quả tốt nhất.
- Card onboard: phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng thuộc nhu cầu giải trí cơ bản (nghe nhạc, xem phim hay chơi game tầm trung trở xuống).
Cách chọn card đồ họa phù hợp theo tên đặt cho card đồ họa rời
Thường thì card đồ họa rời sẽ có các thông tin liên quan đến thông số chi tiết hơn card onboard, bạn có thể dựa vào đấy để chọn ra loại card phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Trên thị trường thì có 2 “ông lớn” trong lĩnh vực sản xuất card đồ họa rời là NVIDIA và AMD với tên gọi card mỗi hãng như sau:
- AMD ATI: VPU (Video Process Unit);
- NVIDIA: GPU (Graphic Process Unit).
Bên cạnh đó, từ tên gọi bạn cũng sẽ có thể biết được những yếu tố liên quan như:
- Card thuộc thế hệ mới hay cũ;
- Card phù hợp với thiết kế đồ họa hay gaming;
- Sử dụng cho laptop hay PC;
- Sức mạnh của card đồ họa.
Ví dụ: NVIDIA GeForce GTX 940MX

Trong đó:
- NVIDIA: tên hãng card;
- GeForce: dòng card chuyên về gaming.
Theo đó một số thông tin thêm bạn có thể quan tâm là:
- Quadro: chuyên về thiết kế đồ họa 3D;
- Tegra: chip ít tốn điện năng cho thiết bị di động;
- GTX: có hiệu năng mạnh mẽ cho gaming hay xử lý đồ họa trên laptop;
- GT, GTS: dòng chip phân khúc thấp;
- GTX Ti: chip cao cấp hơn GTX, tối ưu hơn về xung nhịp, tốc độ và khả năng xử lý đồ họa.
Các dãy số trên chip thể hiện: Ví dụ: 940MX:
- Số 9: thế hệ của chip (ở đây là thế hệ thứ 9);
- Số 40: thể hiện hiệu năng của card so với chip card đồ họa thuộc thế hệ cũ. Ví dụ 940 sẽ mạnh hơn 930)
- Hai chữ cuối cùng chỉ sản phẩm dùng cho thiết bị nào: ví dụ: M dành cho laptop, thiết bị điện thoại, ưu điểm là ít tốn điện, diện tích nhỏ, ít nóng máy. MX dành cho laptop, thiết bị điện thoại có hiệu năng cao, dễ nóng máy do vậy cần hệ thống tản nhiệt riêng.
Hy vọng với những bài viết vừa được blogthietbidien.com chia sẻ, bạn sẽ có thể biết được card đồ họa là gì và cách thể chọn card đồ họa phù hợp với mình. Đừng quên lan tỏa bài viết đến với nhiều đọc giả khác nếu bạn cảm thấy nội dung chúng tôi cung cấp bổ ích và hữu dụng nhé.