Máy tính tự tắt thì phải khắc phục như thế nào? Trong bài viết này Blog Thiết Bị Điện sẽ mách bạn cách sửa lỗi máy tính tự tắt vô cùng đơn giản mà lại hiệu quả vô cùng. Tham khảo thử liền bạn nhé!
Hiện tượng lỗi máy tính laptop tự tắt nguồn đột ngột là tình trạng gây ra nhiều sự khó chịu cũng như một phần hoang mang cho người dùng khi mà dữ liệu quan trọng chưa được sao lưu thì phải mất đi.
Vì vậy, bài viết này Blog Thiết Bị Điện sẽ giúp bạn biết được cách sửa lỗi máy tính tự tắt chi tiết cụ thể nhất để bạn có thể an tâm hơn khi sử dụng máy nhé.
Tại sao máy tính tự tắt nguồn đột ngột?

Trước hết, bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng máy tự tắt này xuất phát từ đâu, bởi có như thế thì bạn mới có thể biết được cách khắc phục hiệu quả. Theo đó, thông thường thì tình trạng này bắt nguồn từ các nguyên nhân phổ biến như sau:
- CPU của máy laptop bị quá nhiệt khi sử dụng trong thời gian dài, thiết bị sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, dẫn đến “ bị nóng” và sập nguồn ngay sau đó;
- Laptop bị nhiễm mã độc, virus từ các phần mềm, ứng dụng không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, virus còn có thể gây ra lỗi màn hình xanh trên laptop;
- Nguồn điện không ổn định hoặc bị quá tải, dẫn đến tự tắt khiến cho thiết bị tắt theo;
- Ổ cứng bị bad cũng là nguyên phổ biến dẫn đến tình trạng này;
- Trường hợp CPU bị lỗi dẫn đến tốc độ xử lý có giới hạn và khi đến một chừng mực nhất định, máy sẽ tự tắt;
- RAM bị lỏng cũng có thể khiến cho máy tự động tắt nguồn;
- Các yếu tố khác như mainboard, phần cứng, phần mềm,…. cũng là nguyên nhân làm cho máy tự động tắt.
Cách sửa lỗi máy tính tự tắt hiệu quả
Để có thể khắc phục được những nguyên nhân lỗi đã nêu trên thì dưới đây, Blog Thiết Bị Điện sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách khắc phục vừa hiệu quả vừa đơn giản như sau.
Thay thế bộ nguồn và nguồn điện khác

Như đã được đề cập thì nguồn điện không ổn định là một trong số các nguyên nhân phổ biến cho tình trạng này. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn có thể thay thế nguồn điện khác hoặc kiểm tra nguồn điện bằng bút thử điện (nếu bút sáng tức là nguồn điện vẫn bình thường).
Bên cạnh đó, nếu như đã thay thế nguồn điện khác nhưng máy tính vẫn xảy ra hiện tượng tự tắt thì vấn đề chắc chắn nằm ở bộ nguồn. Bạn có thể tìm mua bộ nguồn khác để khắc phục lỗi này.
Kiểm tra nhiệt độ của CPU

Nhiệt độ CPU quá cao sẽ khiến cho máy “mệt mỏi” và phải tự tắt để tránh bị hư hỏng. Do thế bạn cần nên thường xuyên kiểm tra thiết bị tản nhiệt của máy nhằm đảm bảo cho CPU luôn được “mát” trong lúc hoạt động.
Ngoài ra, khi sử dụng đến một thời gian dài nhất định, bạn cần nên cho máy nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, việc vệ sinh thường xuyên cho máy, đồng thời hút bụi giúp cho khe tản nhiệt luôn hoạt động bình thường là điều bạn nên lưu tâm.
Tắt đi tính năng khởi động nhanh (Fast Startup)
Để có thể tắt đi tính năng khởi động nhanh (nguyên nhân chính làm cho máy tự tắt) bạn có thể thử qua các thao tác tắt như sau:
- Bước 1: chọn vào mục Control Panel trên máy -> chọn Large Icons -> nháy chuột vào Power Options;

- Bước 2: ngay bên hộp thoại bên trái hãy nháy chuột vào Choose what the power buttons do -> chọn vào Change settings that are currently unavailable;
- Bước 3: tiếp tục lăn chuột xuống Shutdown settings -> bỏ chọn Turn on fast startup -> chọn Save changes để lưu thay đổi.
Sửa lỗi hệ điều hành
Một nguyên nhân khác làm cho máy tự tắt có thể đến từ lỗi hệ điều hành. Để khắc phục được lỗi này, bạn có thể thực hiện sửa thông qua các thao tác như sau.
- Bước 1: chọn mở CMOS -> sau đó thiết lập CMOS;
- Bước 2: khởi động lại máy là được.
Lưu ý: nếu vẫn chưa khắc phục được lỗi thì bạn nên cài lại Win cho máy.
Quét virus mã độc

Thường thì trong quá trình sử dụng người dùng thường có xu hướng download về nhiều file hay ứng dụng về hỗ trợ máy. Tuy nhiên nếu bạn tải nhầm file có chứa virus mã độc thì rất dễ làm cho máy lỗi tự tắt máy. Để quét được virus độc, bạn có thể sử dụng qua các phần mềm quét virus uy tín như sau:
- Kaspersky;
- McAfee AntiVirus Plus;
- Trend Micro Antivirus+ Security;
- BKAV Pro;
- Malwarebytes Premium;
- Avast Free Antivirus.
Sửa lỗi tốc độ xử lý của CPU
Để có thể khắc phục được lỗi tốc độ xử lý của CPU, bạn cần phải tìm đúng thời điểm mà máy bị tắt bằng phần mềm Tmonitor hoặc theo dõi hệ thống máy tính và nguồn điện bằng CpuID HWMonitor. Khi đã tìm được ra lỗi rồi, bạn hãy thực hiện theo các thao tác sau.
- Bước 1: chọn Start Menu -> nhập ô tìm kiếm để tìm chọn Control Panel;

- Bước 2: chọn nháy chuột vào mục Power Options -> chọn mục Change Plan Settings -> chọn tiếp Change Advanced Power Settings;
- Bước 3: cửa sổ Power Options hiện ra -> chọn Processor Power Management -> nhận chọn Maximum Processor State -> ấn OK là được.
Ram bị lỏng làm cho máy tự tắt

Dấu hiệu dễ nhận biết RAM bị lỏng là thường kêu tiếng bíp bíp khi khởi động. Máy vẫn sẽ hoạt động bình thường nhưng hay chập chờn máy, không ổn định mà nguyên nhân chính là do chân RAM tiếp xúc kém với main máy. Lúc này, bạn nên mở máy ra và gắn lại chân RAM cho hợp với main, trường hợp RAM bị hỏng thì chỉ còn cách thay mới.
Khắc phục lỗi mainboard trục trặc

Thời gian sử dụng lâu ngày, mainboard của máy bị phù và bị rỉ sét làm cho máy hoạt động chậm và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các linh kiện khác. Khi này bạn cần phải thay Mainboard mới nhằm cải thiện khả năng hoạt động của máy.
Sửa lỗi từ phần cứng

Mọi hoạt động của phần cứng sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng máy tự tắt, bạn cần suy xét xem có tải bất kỳ phần cứng vào khiến máy bị chậm thì hãy tắt hoặc xóa phần mềm đó đi để khắc phục lỗi.
Tóm lại, trên đây là những chia sẻ của blogthietbidien.com hướng dẫn bạn cách sửa lỗi máy tính tự tắt cũng như chỉ ra cho bạn nguyên nhân làm cho máy tự tắt. Nếu cảm thấy nội dung của chúng tôi hữu dụng, hãy lan tỏa bài viết đến với nhiều đọc giả khác cùng biết đến nhé.