Bus của ram là gì? Các loại bus của ram hiện nay? Nếu bạn muốn tìm hiểu vấn đề này, hãy cùng Blothietbidien.com đến với bài viết sau đây.
Việc tìm hiểu về bus của ram đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Trong đó, các vấn đề liên quan đến các loại bus của RAM, và một số lưu ý khi sử dụng RAM lớn hơn bus Mainboard luôn được chú ý rất nhiều. Và để giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi đến với bài viết sau đây.
Bus của RAM là gì?

Bus RAM hay còn được biết đến với tên gọi khác là Bus của RAM, đây là biểu thị cho độ lớn của một kênh truyền dẫn dữ liệu nằm ở phía bên trong của RAM. Đồng thời, bus RAM càng lớn thì dẫn đến phần lưu lượng xử lý trong RAM càng nhiều.
Dưới đây là công thức dùng để tính tốc độ đọc dữ liệu của RAM như sau:
Bandwidth = ( Bus Speed x Bus Width) / 8.
Về chi tiết hơn:
Bandwidth: Là băng thông bộ nhớ, ở đây RAM có thể đọc được dữ liệu nhanh chóng trong vòng 1 giây. Tuy nhiên, nhìn vào công thức trên thì dữ liệu băng thông được tính chỉ là phần thông tin dự đoán nằm trên lý thuyết, còn nếu áp dụng vào thực tế thì phần này sẽ không thể nào tương đương như băng thông lý thuyết được tính.
Bus Speed: Đây chính là BUS RAM, được biết đến là tốc độ của dữ liệu được thực hiện xử lý với khoảng thời gian là 1 giây;
Bus width: Phần này là chiều rộng của bộ nhớ, và tương tự, với các loại RAM phổ biến như RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 thì Bus Width của chúng đều được cố định là 64.
Các loại bus RAM
Hiện nay, về Bus RAM sẽ có các loại chính như sau:
SDR SDRAM

- PC-66: 66MHz bus
- PC-100: 100MHz bus
- PC-133: 133MHz bus
DDR SDRAM

Trong nhóm này có các loại chính như:
- DDR-200: Đây còn có tên gọi khác là PC-1600.100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth
- DDR-266: Đây còn có tên gọi khác là PC-2100.133 MHz bus với 2100MB/s bandwidth
- DDR-333: Đây còn có tên gọi khác là PC-2700.166MHz bus với 2667MB/s bandwidth
- DDR-400: Đây còn có tên gọi khác là PC-3200.200MHz bus với 3200MB/s bandwidth
DDR2 SDRAM

Phần này có các loại chính là:
- DDR2-400: Hay còn được gọi với tên khác là PC-1600.100MHz bus với 1600MB/s bandwidth;
- DDR-266: Hay còn được gọi với tên khác là PC-2100.133MHz bus với 2100 MB/s bandwidth
- DDR-333: Hay còn được gọi với tên khác là PC-2700.166MHz bus với 2667MB/s bandwidth
- DDR-400: Hay còn được gọi với tên khác là PC-3200.200MHz với 3200MB/s bandwidth.
DDR3 SDRAM
Nhóm này bao gồm:
- DDR3-1066: Loại này còn có tên khác là PC3-8500.533MHz clock, 1066MHz bus với 8528 MB/s bandwidth.
- DDR3-1333: Loại này còn có tên khác là PC3-10600.667MHZ clock, 1333MHz bus với 10664 MB/s bandwidth
- DDR3-1600: Loại này còn có tên khác là PC3-12800.800MHz clock, 1600MHz bus với 12800 MB/s bandwidth
- DDR3-2133: Loại này còn có tên khác là PC3-1700.1066 MHz clock, 2133MHz bus với 17064 MBp/s bandwidth.
DDR4 SDRAM

Trong nhóm này sẽ có các loại như:
- DDR4-2133: Còn được biết đến với tên gọi khác là PC4-1700.1067MHz clock, 2133MHz bus với 17064MB/s bandwidth
- DDR4-2400: Còn được biết đến với tên gọi khác là PC4-19200.1200MHz clock, 2400 MHz bus với 19200 MB/s bandwidth;
- DDR4-2666: Còn được biết đến với tên gọi khác là PC4-21300. 1333 MHz clock, 2666 MHz bus với 21328 MB/s bandwidth
- DDR4-3200: Còn được biết đến với tên gọi khác là PC4-25600. 1600 MHz clock, 3200 MHz bus với 25600 MB/s bandwidth.
Bus trên RAM lớn hơn Bus trên Mainboard có được không?
Về vấn đề này, nếu bạn đang sử dụng DDR phiên bản này nhưng lại muốn sử dụng DDR phiên bản tốt hơn, trên thực tế điều này vẫn có thể xảy ra tuy nhiên khi bộ điều khiển của bộ nhớ được tích hợp cùng với bộ xử lý để nâng cao hiệu suất thì vấn đề này trở nên không còn khả thi nữa.
Bên cạnh đó, các phần mô đun của bộ nhớ còn phải được sự hỗ trợ từ các bo mạch của máy tính.
Dưới đây là một số lưu ý nếu bạn đang có ý định sử dụng bus RAM lớn hơn bus Mainboard như sau:
- Tuyệt đối phần bộ nhớ phải có cùng công nghệ
- Máy tính phải hỗ trợ bus trên RAM ở mức cao nhất;
- Phần tính năng ECC phải được góp mặt trên RAM;
- Ngoài ra, bộ nhớ sẽ chỉ nhanh khi được hỗ trợ với phần cài đặt tốc độ.
Chúng tôi vừa gửi đến bạn một số thông tin bổ ích để giúp giải đáp cho câu hỏi Bus của ram là gì. Blogthietbidien.com qua đó hy vọng có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về vấn đề này. Mọi thông tin cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ qua Hotline để được hỗ trợ tiện ích bạn nhé.