Biến áp tự ngẫu là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến áp tự ngẫu ra sao? Hãy cùng Blog Thiết Bị Điện tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây nhé.
Đối với lĩnh vực điện lực thì biến áp tự ngẫu là một thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi những khả năng hữu ích của thiết bị này mang lại. Mặc dù vậy nhưng vẫn có không ít người có thể biết được biến áp tự ngẫu là gì cũng như có bao nhiêu loại biến áp tự ngẫu.
Do vậy mà ngay tại nội dung sau đây được Blog Thiết Bị Điện chia sẻ sẽ giúp bạn có được góc nhìn trực quan nhất về thiết bị biến áp tự ngẫu.
Biến áp tự ngẫu là gì?

Biến áp tự ngẫu là loại biến áp chỉ có một cuộn dây duy nhất và hoạt động độc lập mà không có bất kỳ cơ cấu tự động nào hỗ trợ. Theo đó, bên trong biến áp tự ngẫu, các phần của cuộn dây hoạt động tương tự như hai phía sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến áp tự ngẫu
Để có thể hiểu rõ hơn về loại thiết bị này, bạn hãy cùng BLOG THIẾT BỊ ĐIỆN tìm hiểu sơ qua cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy ngay đây.
Cấu tạo
Biến áp tự ngẫu có cấu tạo bao gồm các bộ phận chính sau: cuộn dây, lõi và vỏ máy:
- Lõi: được chế tạo từ nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện lên nhau, bên cạnh đó lõi thường được tạo ra từ vật liệu có tính dẫn từ tốt;
- Cuộn dây: vật liệu chế tạo thường là đồng hoặc nhôm phủ bên ngoài bọc cách điện. Theo đó, cuộn dây gồm có 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp nối tiếp nhau thành chung 1 cuộn dây thống nhất;
- Vỏ máy: làm từ nhựa gỗ, thép, gang hoặc tôn mỏng, có công dụng bảo vệ những phần tử của máy biến áp ở bên trong.
Nguyên lý hoạt động
Biến áp tự ngẫu hoạt động chính nhờ sự biến thiên của từ trường, tức là khi có dòng điện xoay chiều có điện áp nhất định được đưa vào trong cuộn dây sơ cấp, lúc này từ trường sẽ biến thiên nằm giữa các lõi dây. Tiếp đó, từ trường tạo ra một sức điện động làm biến thiên hiệu điện thế U ở cuộn dây sơ cấp thành hiệu điện thế cuộn thứ cấp.
Điện áp xoay chiều hoạt động dựa vào sự chênh lệch giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp, do vậy mà biến áp tự ngẫu có thể hoạt động tăng áp hoặc giảm áp theo số vòng dây được quấn.
Ưu nhược điểm của biến áp tự ngẫu

Với biến áp tự ngẫu thì thiết bị cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng, cụ thể như sau:
Ưu điểm
Giá thành cho biến áp tự ngẫu khá rẻ, thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi khi sử dụng, tiết kiệm tối đa chi phí vật liệu khi thiết kế. Ngoài ra, so với biến áp có 2 cuộn dây thì hiệu năng của biến áp tự ngẫu cao hơn nhiều.
Nhược điểm
Đối với biến áp tự ngẫu thì phần cao áp và trung áp được liên hệ trực tiếp với điện, do thế mà khi bị sét đánh trúng, điện năng sẽ truyền từ cao áp đến trung áp và ngược lại, từ đó làm hỏng đi phần cách điện của máy.
Ngoài ra, máy biến áp tự ngẫu không thể nối đất trực tiếp, máy chỉ được sử dụng trong mạch điện và có trung tính nối đất trực tiếp.
Phân loại máy biến áp tự ngẫu
Hiện nay, trên thị trường, người ta chia máy biến áp ra thành hai loại chính: phân theo điện áp và theo pha.
Phân loại theo điện áp
Máy biến áp tự ngẫu được phân theo loại điện áp có 2 loại tiêu biểu sau:
- Biến áp tăng áp: sử dụng để nâng điện áp từ nguồn cấp lên một mức cần thiết nhất định nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động của máy móc thiết bị điện;
- Biến áp hạ áp: dùng để giảm và điều chỉnh điện áp từ nguồn cấp cho phù hợp với nơi tiêu thụ.
Phân loại theo pha
Có 2 loại chính cho biến áp tự ngẫu phân theo pha là:
- Máy biến áp tự ngẫu 1 pha: sử dụng nhiều cho các thiết bị điện như nồi cơm, bàn ủi,… có tiêu chuẩn điện áp đầu vào là 100 – 120V, trong khi đó điện áp định mức của Việt Nam là 220V, vì thế biến ngẫu theo pha phù hợp với thiết bị điện nhập khẩu;
- Máy biến áp tự ngẫu 3 pha: dùng cho thiết bị điện công nghiệp có điện áp theo tiêu chuẩn Mỹ, Nhật, Đài Loan,…..
Phân biệt máy biến áp cách ly và máy biến áp tự ngẫu

Nhiều người vẫn hay thường nhầm lẫn giữa máy biến áp cách ly và biến áp tự ngẫu, để giúp bạn phân biệt được hai loại biến áp này, dưới đây là bảng so sánh được Blog Thiết Bị Điện tổng hợp lại như sau:
Tiêu chí | Máy biến áp cách ly | Máy biến áp tự ngẫu |
Ký hiệu | Ioslating/ Isolation | nguồn 0V chung |
Số lượng cuộn dây | 2 cuộn dây cách biệt hoàn toàn | 1 cuộn dây duy nhất |
Đồng hồ đo | 2 điện áp đầu ra và vào không thông mạch | 2 điện áp đầu ra và vào thông mạch |
Kích thước | Trọng lượng và kích thước lớn | Kích thước nhỏ gọn, tiện lợi |
Các loại máy biến áp tự ngẫu thông dụng
Sau đây là một số gợi ý nhỏ cho bạn nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về điện áp tự ngẫu
Biến áp tự ngẫu 1500VA Lioa DN015 1P
Đây là hàng trong nước, sản xuất theo tiêu chuẩn của Nhật, Mỹ, Đài Loan. Ưu điểm là có độ bền vượt trội, an toàn và độ chính xác cao, phù hợp với thiết bị có công suất tối đa 1500W. Giá bán của loại này trên thị trường là 590.000đ
Biến áp tự ngẫu 2000VA Lioa DN020 1P
Có kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích sử dụng, phù hợp để di chuyển và mang theo khi cần, thích hợp với hộ gia đình có dòng điện tương đối ổn định, dùng cho thiết bị có công suất tối đa 2000W, đồng thời có đèn led báo động tình trạng hoạt động bất ổn, giá bán khoảng 780.000đ.
Biến áp tự ngẫu 3000VA Robot AP15 UT1P3000
Loại này sử dụng lõi mô tơ quấn dây nhôm, cho ra khả năng vận hành ổn định, khi cắm nguồn 220V biến áp tự chuyển nguồn điện áp 1 pha thành 100 – 120V để phù hợp với các thiết bị nhập khẩu từ Nhật, Mỹ, Đài Loan. Giá bán cho loại này trên thị trường khoảng 1.250.000đ.
Biến áp tự ngẫu 2000VA Robot AP15 RT1P2000
Cho các thiết bị điện có công suất tối đa 2000VA, thiết kế đơn giản nhưng chắc chắn, bao gồm dây cắm vào nguồn 220V, 1 ổ cắm điện áp 100V và 1 ổ 120V, lỗi làm từ mô tơ dây quấn nhôm giúp duy trì ổn định nguồn điện. Mức giá bán khoảng 1.250.000đ.
Như vậy, vừa rồi blogthietbidien.com đã chia sẻ cho bạn tất tần tật thông tin liên quan đến biến áp tự ngẫu nhằm giúp bạn giải đáp thắc mắc biến áp tự ngẫu là gì cũng như các loại máy biến áp tự ngẫu thông dụng hiện nay. Đừng quên lan tỏa nội dung đến với nhiều đọc giả khác nếu bạn cảm thấy bổ ích nhé.