Bảng giá điện kinh doanh là gì? Cách thức tính như thế nào? Hãy cùng Blogthietbidien tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, nhiều công ty, xí nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất đều chọn sử dụng điện kinh doanh để tiết kiệm chi phí. Vậy điện kinh doanh là gì và tại sao giá điện kinh doanh lại rẻ hơn giá điện sinh hoạt.
Blogthietbidien sẽ mang đến cho bạn những nội dung hữu ích giúp bạn hiểu rõ về cách tính bảng giá điện kinh doanh hiện nay nhé.
Danh sách các đơn giá bán điện kinh doanh 2023

Bảng giá điện kinh doanh thường dựa trên khung quy định của các cơ quan quản lý điện lực và được công bố công khai, minh bạch.
Đơn giá điện kinh doanh hộ gia đình – nhà trọ
Đơn giá điện kinh doanh hộ gia đình – nhà trọ được áp dụng cho đối tượng người lao động và sinh viên thuê nhà và được chia thành 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Nếu hợp đồng thuê nhà 12 tháng và chủ nhà không kê khai số lượng người sử dụng điện cụ thể thì mức giá được áp dụng theo bậc 3;
- Trường hợp 2: Nếu chủ nhà kê khai số lượng người sử dụng điện đầy đủ thì sẽ áp dụng mức điện bán lẻ sinh hoạt.
STT | Đối tượng khách hàng | Đơn giá bán điện (đồng/kWh) |
1 | Giá bán lẻ điện sinh hoạt
Bậc 1: Cho KWh 0 – 50 B.2: Cho KWh 51 – 100 B.3: Cho KWh 101 – 200 Bậc 4: Cho KWh 201 – 300 B.5: Cho KWh 301 – 400 Bậc 6: Cho KWh từ 401 trở lên |
1.728 1.786 2.074 2.612 2.919 3.015 |
2 | Đơn giá điện sinh hoạt cho công tơ trả trước | 2.535 |
Đơn giá điện kinh doanh khối hành chính văn phòng
Dưới đây là bảng giá điện kinh doanh áp dụng cho đối tượng doanh nghiệp, hành chính văn phòng.
STT | Đối tượng khách hàng | Đơn giá bán điện (đồng/kWh) |
1 | Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông
– Cấp điện áp từ 6kV trở lên – Cấp điện áp dưới 6 kV |
1.690
1.805 |
2 | Chiếu sáng công cộng; đơn vị hành chính nhân sự nghiệp
– Cấp điện áp từ 6kV trở lên – Cấp điện áp dưới 6 kV |
1.863 1.940 |
Đơn giá điện kinh doanh 2023
Đơn giá điện kinh doanh giúp cho các công ty có thể tính toán trước được chi phí tiền điện để đề ra các phương án sử dụng điện hiệu quả.
STT | Đối tượng khách hàng | Đơn giá bán điện (đồng/kWh) |
1 | Cấp điện áp từ 22kV trở lên
a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm |
2.516 1.402 4.378 |
2 | Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV
a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm |
2.708 1.594 4.532 |
3 | Cấp điện áp dưới 6 kV
a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm |
2.746 1.671 4.724 |
Bảng giá bán điện sản xuất EVN 2023
Bảng giá bán điện sản xuất năm 2023 dành cho đối tượng sử dụng điện kinh doanh được EVN công bố minh bạch, cụ thể như sau:
STT | Nhóm đối tượng khách hàng | Đơn giá bán điện (đồng/kWh) |
1 | Cấp điện áp từ 110kV trở lên
a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm |
1.584 999 2.844 |
2 | Cấp điện áp từ 22kV trở lên đến dưới 110 kV
a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm |
1.604 1.037 2.959 |
3 | Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV
a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm |
1.661 1.075 3.055 |
4 | Cấp điện áp dưới 6 kV
a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm |
1.738 1.133 3.171 |
Quy định về giờ cao điểm – thấp điểm
Trong bảng giá điện kinh doanh bên trên, đơn giá điện được chia theo khung giờ cao điểm và thấp điểm. Vậy 2 khung giờ này được xác định như thế nào? Cùng xem qua bảng khung giờ quy định sau:
Chủ Nhật | Từ thứ 2 đến thứ 7 | |
4:00 – 9:30 | Giờ bình thường | Giờ bình thường |
9:30 – 11:30 | Giờ bình thường | Giờ cao điểm |
11:30 – 17:00 | Giờ bình thường | Giờ bình thường |
17:00 – 20:00 | Giờ bình thường | Giờ cao điểm |
20:00 – 22:00 | Giờ bình thường | Giờ bình thường |
22:00 – 04:00 (hôm sau) | Giờ thấp điểm | Giờ thấp điểm |
1kW điện kinh doanh thì sẽ bao nhiêu tiền?
Dựa trên quy định của nhà nước về mức giá điện kinh doanh thì 1Kw điện 3 pha sẽ có giá dao động từ 1.256 – 4.233đ/kWh. Với những trường hợp sản xuất lao động thì mức giá được tính trong khoảng từ 884 -2.862đ/kWh.
Giá điện kinh doanh tính như thế nào?
Mức giá điện kinh doanh được tính dựa vào mức điện áp sử, khung giờ sử dụng và cộng với 10% thuế GTGT với công thức tính cụ thể như sau:
Mti = (Mqi / T) x N (kWh)
Trong đó:
- Mt: là các mức bậc thang thứ i dùng để tính tiền điện (kWh);
- Mqi: là mức của bậc thang thứ i được quy chiếu trong biểu giá;
- N: tổng số ngày tính tiền điện (ngày);
- T: tổng số ngày các tháng gần nhất.
Một số thông tin về điện kinh doanh
Một số thông tin về điện kinh doanh mà bạn có thể tham khảo giúp hiểu hơn về loại điện được sử dụng khá nhiều hiện nay.
Điện kinh doanh là gì?

Điện kinh doanh được dùng cho các đối tượng có mục đích kinh doanh bao gồm: cá nhân và tổ chức kinh doanh hoặc có thể áp dụng tính trên nhiều lĩnh vực như cơ quan hành chính, công ty, cơ sở, sản xuất và các xí nghiệp hoặc hộ gia đình kinh doanh,…
Điện kinh doanh là điện 3 pha hay 1 pha?

Điện 1 pha được sử dụng cho sinh hoạt gia đình với các thiết bị có công suất nhỏ. Đối với điện 3 pha thì được sử dụng nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu chạy các động cơ có công suất lớn. Do đó, các hộ gia đình, công ty, cơ sở sản xuất đều đăng ký sử dụng điện 3 pha
Điện kinh doanh được áp dụng cho đối tượng nào?
Theo quy định của Bộ Công Thương được ban hành ngày 29-5-2014 về điều 8 của Thông tư 16/2014/TT-BCT thì những đối tượng sau đây được áp mức giá điện kinh doanh, bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh chứng khoán, tiền tệ, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ tiết kiệm.
- Cửa hàng kinh doanh ở mảng dịch vụ, siêu thị, hội chợ và các hoạt động kinh doanh thương mại bán buôn, hàng hóa, bán lẻ vật tư.
- Các tổ chức hoạt động bảo hiểm trừ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của nhà nước.
- Cơ sở kinh doanh công ty truyền thông, viễn thông, truyền hình hoặc trong các lĩnh vực thông tin, bưu chính.
- Công ty xổ số kiến thiết.
- Cửa hàng nhiếp ảnh, kinh doanh vũ trường, nhà hàng karaoke, massage, spa…
- Cửa hàng ăn uống – thức ăn nhanh, uốn tóc, giặt ủi, may vá, rửa xe.
- Doanh nghiệp làm hoạt động quảng cáo cho các đơn vị kinh doanh sản xuất, dịch vụ.
- Cơ sở sửa chữa – tân trang ô tô, xe máy hay phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng cho gia đình.
- Kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách hay nhà ngoài mục đích sinh hoạt cá nhân.
- Kho bãi chứa hàng hóa trong quá trình lưu thông.
- Phòng bán vé, nơi giao nhận hàng, sảnh chờ ở các hệ thống cửa hàng kinh doanh. Quầy bán hàng hóa ở các bến xe, bến cảng, sân bay, nhà ga.
- Trạm thu phí giao thông, điểm giữ xe.
- Trụ sở quản lý hay văn phòng của các công ty, tổng công ty và tập đoàn (Trừ trường hợp văn phòng quản lý đặt cùng địa điểm với khu vực sản xuất.
- Văn phòng đại diện của tổ chức kinh doanh hay các trung tâm dịch vụ khách hàng; văn phòng công chứng…
- Bộ phận kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – Nghệ thuật như nhà thi đấu thể dục thể thao, nhà văn hóa, viện bảo tàng, nơi tổ chức triển lãm.
- Đơn vị kinh doanh thể dục thể thao.
- Công ty biểu diễn, rạp chiếu bóng; rạp xiếc.
Nên sử dụng điện kinh doanh hay điện sinh hoạt thì tiết kiệm hơn?
Đa phần các đơn vị kinh doanh, sản xuất sẽ chọn sử dụng điện kinh doanh để tiết kiệm chi phí tối đa vì chỉ áp dụng đúng 1 giá ở một thời điểm. Điều này sẽ giúp cho giá điện kinh doanh được tính linh hoạt theo khung giờ thay vì phải tính theo bậc thang với nhiều mức giá như điện sinh hoạt.
XEM THÊM
- Điện Áp Là Gì? Phân Biệt Giữa Điện Áp & Dòng Điện
- Mạch Sao Tam Giác Là Gì? Cấu tạo & Sơ Đồ Nguyên Lý
- Catot Anot Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Catot Anot
Hy vọng với những thông tin chia sẻ bên trên đã giúp bạn biết dược bảng giá điện kinh doanh hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với Blogthietbidien thông qua Fanpage: Blogthietbidien.com nhé