Bạn có biết aptomat là gì hay không và công dụng của aptomat trong đời sống như thế nào? Tất cả sẽ được Blog Thiết Bị Điện giải đáp chi tiết cụ thể ngay phía dưới bài viết này.
Ngày nay, aptomat xuất hiện hầu hết trên khắp các công trình sử dụng điện áp cao và yêu cầu đảm bảo an toàn tuyệt đối về điện. Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn cầu chì, vì thế mà aptomat được tin dùng hơn. Vậy aptomat là gì? Vì sao thiết bị này có vai trò quan trọng đó? Blogthietbidien.com sẽ bật mí cho bạn ngay nội dung sau đây.
Aptomat là gì?

Aptomat có thể hiểu là một loại cầu chì có khả năng đóng ngắt tự động với chức năng bảo vệ hệ thống mạch điện khỏi các tình trạng quá tải hoặc ngắn mạch. Ngoài ra, với một số loại aptomat khác còn có thể chống rò rỉ hoặc chống giật hiệu quả.
Cấu tạo của aptomat
Aptomat được cấu thành nên từ hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang). Khi mạch điện được đóng lại, các tiếp điểm này sẽ lần lượt đóng từ hồ quang cho đến tiếp điểm phụ và tiếp điểm chính. Trường hợp mạch điện bị ngắt, quá trình mở các tiếp điểm sẽ ngược lại.
Với cấu tạo như vậy thì thiết bị điện này đảm bảo được hiện tượng hồ quang điện chỉ xảy ra trên một tiếp điểm, vì thế mà mới bảo vệ được các tiếp điểm còn lại và cả hệ thống điện. Aptomat có ba tiếp điểm, tiếp điểm chính sẽ được bảo vệ tốt hơn bởi được ngăn cách với tiếp điểm hồ quang qua tiếp điểm phụ.
Bên cạnh những thiết bị nêu trên, sản phẩm cũng có các bộ phận cơ bản khác như dập hồ quang, cơ cấu truyền động cắt và móc bảo vệ.
- Dập hồ quang thường có 2 kiểu chính: nửa kín và nửa hở;
- Cơ cấu truyền động: điều khiển bằng tay hoặc cơ điện;
- Móc bảo vệ: rơ le hoặc điện từ.
Nguyên lý hoạt động

Aptomat hoạt động được khi các móc bảo vệ ngắt mạch nếu phát hiện ra tình trạng lỗi bất thường xảy ra trong hệ thống mạch điện. Cụ thể là một mạch điện nếu chạy qua các tiếp điểm thay đổi đột ngột, từ trường sẽ tạo ra trên lò xo
- Điện áp quá thấp sẽ bị giảm hoặc lò xo bị nóng lên quá mức;
- Điện áp cao làm cho các tiếp điểm bị mở ra và dòng điện bị ngắt;
Với các loại aptomat sử dụng trong các hộ gia đình (dòng điện định mức không lớn hơn 600A), bạn sẽ phải thực hiện điều khiển bằng tay thì thiết bị mới hoạt động trở lại. TTrường hợp sử dụng trong môi trường sử dụng hệ thống điện cao áp (lớn hơn 1000A) thì việc điều khiển sẽ được thực hiện bởi điện từ.
Khi hiện tượng ngắn mạch xảy ra được một khoảng thời gian nhất định, các lò xo trong móc bảo vệ sẽ trở về trạng thái bình thường, các tiếp điểm có thể tiếp xúc lại với nhau, các dòng điện lúc này sẽ được phép đi qua bình thường.
Các tiếp điểm của Aptomat thường có được làm từ đồng hoặc hợp kim đồng, hợp kim bạc và các chất dẫn điện tốt khác. Tuổi thọ sử dụng của tiếp điểm sẽ bị giảm dần qua số lần tiếp xúc với hiện tượng hồ quang khi ngắt hoặc mở dòng điện. Vì vậy bạn cần thay thế các tiếp điểm bị ăn mòn để thiết bị hoạt động ổn định.
Công dụng của aptomat
Aptomat mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho đời sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Cụ thể như sau:
- Tự động ngắt dòng điện trong hệ thống mạch điện nếu hiện tượng ngắn mạch hay sụt áp xảy ra;
- Bảo vệ các thiết bị điện ra khỏi sự hư hỏng khi hệ thống điện áp gặp sự cố;
- Ngắt điện khi dòng điện bị rò rỉ xuống đất làm mất đi sự cân bằng giữa dòng điện đi và về;
- Tự động ngắt điện khi có hiện tượng điện giật xảy ra, bảo vệ tốt tính mạng con người;
Aptomat có thật sự là thiết bị nhà thông minh?

Trong thời điểm hiện tại, aptomat có thể được giám sát từ xa thông qua việc bổ sung các cảm biến tiên tiến, hiện đại. Vì thế mà trong tương lai gần, các thiết bị này có thể được điều khiển bật/tắt, giám sát dòng điện đi qua hoặc tùy chỉnh giới hạn dòng điện,… ngay trên điện thoại thông minh của mình thông qua kết nối không dây.
Vì vậy, aptomat có thể được đánh giá là một thiết bị nhà thông minh hoặc có thể được ứng dụng vào công nghệ sạc cho ô tô điện.
Hy vọng với bài viết được https://blogthietbidien.com/ chia sẻ, chúng tôi mong bạn có thể biết được aptomat là gì và những thông tin liên quan như cấu tạo, nguyên lý hoạt động và công dụng. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích ích với mình nhé.